Làng nghề hơn 1 thế kỷ 'nổi lửa lên em' giữa phố cổ

Làng nghề hơn 1 thế kỷ giữa phố cổ đã sản xuất ra những sản phẩm rèn phục vụ người dân và gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

 Nghề rèn Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP Huế có nguồn gốc từ làng Hiền Lương vốn nổi tiếng với nghề rèn, nghề sắt truyền thống nhiều đời.

Nghề rèn Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP Huế có nguồn gốc từ làng Hiền Lương vốn nổi tiếng với nghề rèn, nghề sắt truyền thống nhiều đời.

 Hơn 100 năm trước, những người thợ lành nghề từ làng Hiền Lương đã bắt đầu di cư vào Bao Vinh lập thành xóm chuyên sản xuất các vật dụng, dụng cụ phục vụ cho đời sống cũng như trong sinh hoạt của người dân ở đây.

Hơn 100 năm trước, những người thợ lành nghề từ làng Hiền Lương đã bắt đầu di cư vào Bao Vinh lập thành xóm chuyên sản xuất các vật dụng, dụng cụ phục vụ cho đời sống cũng như trong sinh hoạt của người dân ở đây.

 Giữa lòng phố cổ Bao Vinh, hiện làng nghề hơn 1 thế kỷ này vẫn giữ lửa tạo ra các sản phẩm phục vụ người dân.

Giữa lòng phố cổ Bao Vinh, hiện làng nghề hơn 1 thế kỷ này vẫn giữ lửa tạo ra các sản phẩm phục vụ người dân.

 Trước việc làm sao để duy trì, gìn giữ nghề truyền thống, vào tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định công nhận Nghề rèn Bao Vinh là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước việc làm sao để duy trì, gìn giữ nghề truyền thống, vào tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định công nhận Nghề rèn Bao Vinh là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Hiện các cơ sở gia công và chế tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như lưỡi cày, cuốc, xẻng, búa, liềm, dao, nồi, chảo...

Hiện các cơ sở gia công và chế tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như lưỡi cày, cuốc, xẻng, búa, liềm, dao, nồi, chảo...

 Với sự giúp sức của máy móc, nghề thợ rèn ở đây cũng bớt vất vả. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc này còn bấp bênh, khiến nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không mặn mà nối tiếp truyền thống của ông cha.

Với sự giúp sức của máy móc, nghề thợ rèn ở đây cũng bớt vất vả. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc này còn bấp bênh, khiến nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không mặn mà nối tiếp truyền thống của ông cha.

 Cũng vì thế mà người làm nghề thợ rèn ở phố cổ Bao Vinh ngày mỗi giảm, nhiều người phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh.

Cũng vì thế mà người làm nghề thợ rèn ở phố cổ Bao Vinh ngày mỗi giảm, nhiều người phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh.

 Làng nghề hơn 1 thế kỷ hiện chỉ còn 28 hộ với 42 người vẫn đang giữ nghề.

Làng nghề hơn 1 thế kỷ hiện chỉ còn 28 hộ với 42 người vẫn đang giữ nghề.

 Ông Trương Tý (56 tuổi) cho biết, các sản phẩm do cơ sở của ông làm ra chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Ông Trương Tý (56 tuổi) cho biết, các sản phẩm do cơ sở của ông làm ra chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

 "Cơ sở tôi có 7 công nhân, làm hàng chục loại sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường của các sản phẩm từ nghề rèn ngày một thu hẹp do khó cạnh tranh" - ông Tý nói.

"Cơ sở tôi có 7 công nhân, làm hàng chục loại sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường của các sản phẩm từ nghề rèn ngày một thu hẹp do khó cạnh tranh" - ông Tý nói.

 Ông Tạ Dương Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hương Vinh, cho biết để duy trì và phát triển nghề rèn Bao Vinh, thời gian tới địa phương sẽ tập trung hỗ trợ, khôi phục và phát triển nghề rèn truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình làm nghề tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Tạ Dương Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hương Vinh, cho biết để duy trì và phát triển nghề rèn Bao Vinh, thời gian tới địa phương sẽ tập trung hỗ trợ, khôi phục và phát triển nghề rèn truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình làm nghề tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Phường sẽ vận động các hộ dân làm nghề tiếp tục phát triển nghề rèn truyền thống vốn có tại địa phương đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến nhưng vẫn duy trì cách thức làm truyền thống để duy trì nét tinh xảo từ bàn tay điêu luyện của người thợ rèn.

Phường sẽ vận động các hộ dân làm nghề tiếp tục phát triển nghề rèn truyền thống vốn có tại địa phương đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến nhưng vẫn duy trì cách thức làm truyền thống để duy trì nét tinh xảo từ bàn tay điêu luyện của người thợ rèn.

 Ông Tuấn cho rằng chính quyền địa phương sẽ tổ chức các sự kiện để giới thiệu các sản phẩm rèn đến với người tiêu dùng.

Ông Tuấn cho rằng chính quyền địa phương sẽ tổ chức các sự kiện để giới thiệu các sản phẩm rèn đến với người tiêu dùng.

NGUYỄN DO

Nguồn PLO: https://plo.vn/lang-nghe-hon-1-the-ky-noi-lua-len-em-giua-pho-co-post824942.html
Zalo