Làm thế nào để trang điểm không bị mốc?

Sau khi trang điểm tình trạng bị mốc nền khá thường gặp, gây mất thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin...

1. Nguyên nhân nào khiến trang điểm bị mốc?

Trang điểm bị mốc là tình trạng lớp nền bị bong, sần sùi... gây mất thẩm mỹ. Tình huống này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất gồm:

Da khô, thiếu độ ẩm, da sần sùi, kém mịn màng khiến cho lớp trang điểm không bám vào da.
Da tiết nhiều dầu, ra nhiều mồ hôi khiến cho lớp trang điểm bị mốc, vón cục.
Da mặt không được làm sạch trước khi trang điểm.
Dụng cụ trang điểm không được vệ sinh sạch sẽ.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da.
Chất lượng mỹ phẩm kém.
Thứ tự make up không đúng, trang điểm theo các bước lộn xộn.
Kỹ thuật trang điểm kém, sử dụng lớp kem lót (base) quá nhiều, che khuyết điểm, lực tay tán không đều khiến cho lớp trang điểm dày cộm, thiếu thẩm mỹ.

Vệ sinh da sạch sẽ trước khi trang điểm.

Vệ sinh da sạch sẽ trước khi trang điểm.

2. Cách trang điểm không bị mốc

Từ các nguyên nhân khiến lớp trang điểm bị mốc nêu trên, để khắc phục tình trạng này, cần:

Vệ sinh da mặt sạch:Đây là bước rất quan trọng để có làn da khỏe mạnh, trong đó cần thường xuyên thực hiện các bước:

- Tẩy da chết: Đều đặn mỗi tuần tẩy da chết 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Tẩy da chết nhằm loại bỏ các tế bào chết, dư thừa tích tụ trên da, giúp làn da tươi mới, mịn màng và hấp thụ các dưỡng chất ở bước chăm sóc da tốt hơn.

- Làm sạch da mặt: Không chỉ làm sạch da mặt hằng ngày mà trước khi trang điểm cũng cần thực hiện bước này. Khi da mặt sạch sẽ loại bỏ được bụi bẩn, dầu nhờn, giúp cho lớp trang điểm không bị mốc, hiệu quả sau trang điểm sẽ mịn màng và đều màu.

Các bước làm sạch gồm tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Nên chọn sản phẩm rửa mặt phù hợp type da để làn da được làm sạch một cách tốt nhất. Khi rửa mặt nên dùng nước mát, massage nhẹ nhàng khắp mặt và những vùng dính nhiều bụi bẩn như: Mũi, trán, cằm,…

Dưỡng ẩm cho da:Đây là bước cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, khô hanh, da mặt lại càng dễ bị khô, nẻ. Khi làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ mịn màng, giúp cho lớp nền trang điểm bám vào da tốt hơn, hạn chế bong tróc hay khô căng.

Các bước dưỡng ẩm gồm: Xịt toner, thoa serum, thoa kem dưỡng ẩm; chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với type da.

Chọn kem nền phù hợp với da.

Chọn kem nền phù hợp với da.

Chọn kem nền phù hợp:Mỗi type da sẽ có những đặc tính khác nhau, do đó không phải loại kem nền nào cũng phù hợp với tất cả mọi người.

Khi lựa chọn sản phẩm cho da bạn nên lưu ý:

- Da dầu: Chọn những loại kem nền không chứa dầu (oil free) và có khả năng kiềm dầu tốt.

- Da khô: Chọn những sản phẩm có chứa các chất giữ ẩm cho da như glycerin, ure, acid carboxylic pyrrolidone...

- Da hỗn hợp: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm không quá khô và không quá nâng tone.

Tán nền bằng cọ trang điểm:Khi tán nền bằng cọ sẽ giúp lớp trang điểm mỏng, dễ đều màu và không bị mốc như tán nền với mút trang điểm. Khi nhấn thả mút sẽ khiến cho lượng lớn kem nền bị đọng lại ở lỗ chân lông, những vùng da nhiều nếp nhăn... khiến lớp nền không được đều và mịn màng như ý.

Ngoài ra, sử dụng mút trang điểm sẽ tốn nhiều lượng kem nền, lớp nền dễ dày hơn và dễ mốc hơn.

Tạo lớp nền mỏng, nhẹ nhàng...

Tạo lớp nền mỏng, nhẹ nhàng...

Tạo lớp nền mỏng:Nên tạo lớp nền càng mỏng càng tốt, vì khi lớp nền dày sẽ càng khiến lớp trang điểm dễ bị mốc hơn. Nên bỏ qua các bước không cần thiết như kem che khuyết điểm để nền được tối giản và mỏng hơn. Trường hợp da có khuyết điểm cần che, chỉ nên chấm kem che khuyết điểm trực tiếp lên các vị trí này. Sau đó, sử dụng mút hoặc cọ để tán đều lên da, tránh miết nhiều lần ở một vị trí. Cuối cùng là phủ một lớp phấn mỏng để ngăn ngừa tình trạng mốc.

Lựa chọn các sản phẩm dạng kem:Các sản phẩm dạng bột nén dưới sự thay đổi thời tiết trong một ngày sẽ khiến lớp trang điểm dễ bị mốc hơn các sản phẩm dạng kem. Các sản phẩm dạng kem sẽ giúp lớp trang điểm mềm mịn hơn.

Thường xuyên giặt sạch dụng cụ trang điểm.

Thường xuyên giặt sạch dụng cụ trang điểm.

Thường xuyên vệ sinh dụng cụ trang điểm: Các loại cọ, mút trang điểm phải được giặt sạch thường xuyên, khoảng 2 tuần/lần. Bởi đây là các sản phẩm sử dụng trực tiếp lên da mặt nếu để bẩn sẽ nhiễm khuẩn gây bất lợi cho da. Hơn nữa, khi mút/cọ trang điểm bị dính bụi, phấn trang điểm sẽ bị bết khiến quá trình trang điểm không được đều màu, dễ bị cakey (lớp nền trang điểm không tệp với da).

Khóa lớp trang điểm:Sau khi hoàn thành bước trang điểm, cần xịt khoáng để "khóa" lớp trang điểm. Việc xịt khoáng còn giúp da giữ được độ ẩm, không bị ngứa và lớp trang điểm được mịn màng, không bị mốc.

ThS.Trần Thị Luyến

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-de-trang-diem-khong-bi-moc-169250116133129688.htm
Zalo