Kỳ tích 30 năm biến sa mạc thành ốc đảo xanh của Trung Quốc, chuyên gia: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng sợ
Vì sao chuyên gia lại nhận định như vậy?
Trong những thay đổi về môi trường ở Trung Quốc thời gian qua, đáng chú ý nhất là hành trình 30 năm biến sa mạc khô cằn thành ốc đảo xanh tươi. Chiến công này thực sự đã gây chấn động toàn cầu. Tuy nhiên, cách đây không lâu, trong một bài phỏng vấn cùng Chinanews, nhà nghiên cứu Vương Đào - Viện Khoa học Tây bắc Sinh thái Hoàn cảnh Tài nguyên Trung Quốc đã đưa ra 4 vấn đề đáng sợ xuất hiện sau khi sa mạc được cải tạo. Đó là gì?
Trước hết, hãy cùng nhìn lại khu vực phía Bắc Trung Quốc nơi giáp với sa mạc Gobi gần biên giới Mông Cổ 30 năm trước. Khi đó, sa mạc hoang vu bao phủ phần lớn diện tích đất, người dân khó có thể an cư lạc nghiệp. Người dân địa phương thậm chí còn cho rằng đời con cháu họ không thể sống trên mảnh đất này, và nơi này rất khó để khôi phục sức sống. Thế rồi, sự thay đổi đã đến.
Chính phủ Trung Quốc đã khởi động một kế hoạch đầy tham vọng, được gọi là "Dự án Ốc đảo" vào những năm 80. Trong vài thập kỷ tiếp theo, hàng tỷ cây xanh đã được trồng và vô số người đã tham gia vào dự án này, biến sa mạc thành ốc đảo. Kết quả của sự thay đổi này là rõ ràng: Sa mạc bắt đầu thu hẹp, thảm thực vật bắt đầu phát triển mạnh mẽ và hệ sinh thái bắt đầu trải rộng.
4 vấn đề đáng sợ xuất hiện sau khi cải tạo sa mạc
Tuy nhiên, trong khi nhiều người vui mừng trước kỳ tích thì chuyên gia Vương Đào lại đưa ra cảnh báo cho một số vấn đề đang âm thầm xuất hiện. Ông cũng nhấn mạnh rằng đằng sau kỳ tích này là những vấn đề không nên có cần được xem xét kỹ lưỡng.
Đầu tiên là ảnh hưởng của việc xây dựng ốc đảo đến hệ sinh thái. Cùng với sự hình thành của ốc đảo, một số loài động thực vật vốn sống trong sa mạc bắt đầu mất đi môi trường sống. Mặc dù điều kiện ở khu vực sa mạc khắc nghiệt, nhưng đây lại là môi trường sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đối mặt với nguy cơ mất nhà, chúng cũng dần biến mất. Điều này gây ra phản ứng dây chuyền, đa dạng sinh học giảm mạnh, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái là rất khó lường.
Thứ hai, dự án ốc đảo đang đối mặt với khủng hoảng nước. Để duy trì sự tươi tốt của ốc đảo, một lượng lớn nước được sử dụng để tưới tiêu. Tuy nhiên, các khu vực khô hạn phía Bắc vốn đã khan hiếm nước. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ đã xây dựng các hồ chứa và kênh dẫn nước, nhưng lại gây ra những thiệt hại không thể phục hồi đối với môi trường xung quanh. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước dẫn đến suy giảm đất ngập nước và sông ngòi khô cạn, đe dọa hệ sinh thái rộng lớn hơn và nguồn nước ngầm.
Thứ ba, những thay đổi kinh tế do ốc đảo mang lại cũng đáng suy ngẫm. Cùng với việc người dân di cư đến các khu vực ốc đảo, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các thành phố mới mọc lên, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề mất cân bằng do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này dần bộc lộ. Sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường dần bị phá vỡ. Ở một mức độ nào đó, chúng ta coi ốc đảo và phát triển kinh tế là tiêu chí để đánh đổi, và đáng tiếc là lợi ích của môi trường bị hy sinh.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến tác động của du lịch sa mạc ở Trung Quốc. Do Trung Quốc phát triển du lịch sa mạc nên du khách đã tạo ra rất nhiều rác thải ở những nơi này, tình trạng này đã mang lại một loạt tác động tiêu cực. Đầu tiên là sự tàn phá môi trường danh lam thắng cảnh. Lượng khách du lịch đông đúc khiến môi trường của một số điểm du lịch bị tàn phá, chẳng hạn như rác thải tràn lan. Rác thải và ô nhiễm do khách du lịch mang lại đã gây ra mối đe dọa đối với các loài thực vật và động vật xung quanh, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Cần nhớ rằng, sa mạc cũng là bể chứa carbon quan trọng, bằng cách hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide, giúp giảm lượng khí thải nhà kính, giảm bớt áp lực nóng lên toàn cầu. Vì vậy, bảo vệ sa mạc không chỉ có thể cải thiện môi trường khí hậu địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vì vậy, trong khi kỳ tích ốc đảo của Trung Quốc cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chúng ta phải nhận thức rằng thay đổi môi trường không chỉ là một nhiệm vụ to lớn và khó khăn mà còn đòi hỏi cân nhắc kỹ lưỡng tác động của từng quyết định. Dự án Ốc đảo của Trung Quốc đã cho thế giới thấy tiềm năng và thách thức của biến đổi môi trường. Các nhà khoa học cho rằng chúng ta cần phải học hỏi từ những điều này và cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thực sự đạt được sự phát triển bền vững và để lại cho thế hệ con cháu một Trái đất tươi đẹp và khỏe mạnh.
Thông qua việc bảo vệ sa mạc, chúng ta có thể bảo vệ những quần xã sinh vật quan trọng này, duy trì cân bằng sinh thái. Hành động đó không chỉ có lợi cho sự sinh sôi nảy nở của các loài mà còn bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái. Cuối cùng, việc bảo vệ sa mạc còn có thể thúc đẩy phát triển bền vững và có ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại. Hãy cùng nhau nỗ lực, coi việc bảo vệ sa mạc là trách nhiệm của mình, để sa mạc trở thành ốc đảo tươi đẹp, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người và Trái đất.
Nguyệt Phạm (Tổng hợp)