Kinh tế Đức 'khập khiễng' thoát được nguy cơ suy thoái

Tuy tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý II/2024 lại bị điều chỉnh với mức sụt giảm lớn hơn là 0,3%, cao hơn so với mức dự báo giảm 0,1% đưa ra trước đó.

Lắp ráp xe ô tô tại Nhà máy của Porsche ở Stuttgart (Đức). Ảnh: EPA/TTXVN

Lắp ráp xe ô tô tại Nhà máy của Porsche ở Stuttgart (Đức). Ảnh: EPA/TTXVN

Những ngày này, kinh tế Đức dường như ít nhận được những thông tin tích cực. Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Một số thống kê khả quan hơn so với dự báo vừa được công bố trong tuần qua liệu có mang lại sự an ủi nào không?

Từ vài năm qua, kinh tế Đức đã rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm chạp. Mới đây đã xuất hiện những thống kê về tình trạng yếu kém của hãng chế tạo ô tô Volkswagen - một trong những biểu tượng lớn nhất của ngành công nghiệp xe hơi Đức - cùng khả năng hãng này phải đóng cửa một số nhà máy.

Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 10, Đức đã nhận được tin tức tích cực quan trọng: Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đạt mức tăng trưởng 0,2% trong quý III/2024, đánh bại những dự báo bi quan trước đó. Điều này có nghĩa Đức sẽ tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật, thường được định nghĩa là hai quý có mức tăng trưởng âm liên tiếp.

Tuy tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý II/2024 lại bị điều chỉnh với mức sụt giảm lớn hơn là 0,3%, cao hơn so với mức dự báo giảm 0,1% đưa ra trước đó.

Nhà kinh tế Carsten Brzeski từ Ngân hàng ING cho biết: “Mặc dù đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật, nhưng quy mô nền kinh tế Đức vẫn hầu như không lớn hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19

”.
*Không có tăng trưởng thực tế

Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN

Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN

*Chính phủ loay hoay tìm giải pháp

Tình trạng bất ổn hiện đã lan rộng đến mức nó trở thành vấn đề cấp bách đối với chính phủ liên minh ba đảng.

Tuần trước, Thủ tướng Olaf Scholz đã tổ chức một “hội nghị cấp cao trong ngành công nghiệp”. Hội nghị được xây dựng chương trình nghị sự khá kỹ lưỡng, mời các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn để cùng nhau tìm ra cách thoát khỏi khủng hoảng.

Nhưng bản thân cuộc họp càng bộc lộ sự chia rẽ chính trị đang làm suy yếu những nỗ lực cải thiện tình hình như thế nào. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Robert Habeck thuộc đảng Xanh và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) đều không có mặt. Cả hai đều đang thúc đẩy chính sách kinh tế của đảng mình tại các sự kiện riêng biệt trong cùng một ngày.

Mặc dù có sự bất đồng sâu sắc trong liên minh về cách cải thiện tình hình kinh tế, dường như các chuyên gia có sự đồng thuận về nguyên nhân cốt lõi gây ra cuộc khủng hoảng.

Chuyên gia kinh tế của ING Brzeski cho biết: “Tình trạng hiện tại của nền kinh tế Đức là kết quả của những cơn gió ngược mang tính chu kỳ và cơ cấu”.

Quan điểm trọng tâm là đại dịch COVID và xung đột ở Ukraine

về cơ bản đã bộc lộ điểm yếu cho mô hình kinh doanh dựa vào xuất khẩu của Đức, với chi phí năng lượng tăng cao và lạm phát lan rộng gây ra sự tàn phá cho nhiều lĩnh vực.

Sự phụ thuộc vào cả dầu mỏ lẫn khí đốt của Nga trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu khổng lồ đã quay trở lại "tấn công" nước Đức. Tình trạng đầu tư yếu kém kéo dài trong nhiều thập kỷ càng trở nên trầm trọng hơn do các quy định chi tiêu và phanh nợ cứng nhắc, để rồi dẫn đến một loạt vấn đề, từ cơ sở hạ tầng xuống cấp đến một nền kinh tế về cơ bản không thể nắm bắt được số hóa và đổi mới.

Ít nhất, Bộ trưởng Kinh tế Habeck cũng có thể an ủi đôi chút từ dữ liệu kinh tế vừa qua. Ông nói: “Điều này vẫn còn kém xa so với những gì chúng ta cần, nhưng ít nhất đó là một tia hy vọng. Nền kinh tế đang tỏ ra mạnh mẽ hơn dự báo trước đây”.

Tuy nhiên, sự dễ bị tổn thương rõ ràng của Đức trước các diễn biến ở nơi khác, từ Trung Quốc, Mỹ, đến Ukraine, kết hợp với sự cạnh tranh trong nội bộ chính phủ cho thấy có rất ít hy vọng về một sự thay đổi trong tương lai gần.

Chuyên gia kinh tế Brzeski cho biết: “Số liệu GDP vừa qua mang lại sự nhẹ nhõm cho tinh thần người dân Đức vốn đang bị tổn thương. Nhưng điều đó không thể xóa đi sự thật rằng nền kinh tế vẫn đang mắc kẹt trong tình trạng trì trệ”.

Phương Hoa (P/v TTXVN tại Berlin)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/kinh-te-duc-khap-khieng-thoat-duoc-nguy-co-suy-thoai/352562.html
Zalo