Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam

Trong nhiều năm qua, việc tăng thuế thuốc lá đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Giảm tiêu thụ nhờ tăng thuế

Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tăng thuế thuốc lá với nhiều hình thức khác nhau và đã thu được những kết quả khả quan trong việc giảm tỷ lệ người hút thuốc, đặc biệt là ở giới trẻ.

Trong nhiều năm qua, việc tăng thuế thuốc lá đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trong nhiều năm qua, việc tăng thuế thuốc lá đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Với Việt Nam, một quốc gia đang đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thuốc lá gây ra, việc áp dụng kinh nghiệm quốc tế về tăng thuế thuốc lá có thể là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến phòng chống tác hại của thuốc lá.

Chẳng hạn tại Philippines, quốc gia này đã đạt được những kết quả ấn tượng trong việc giảm được 30% tỷ lệ hút thuốc và tăng thu thuế hơn 400% sau cải cách thuế thuốc lá.

Năm 2012, Phillipines bắt đầu tiến trình cải cách thuế thuốc lá bằng cách hợp nhất 4 bậc thuế tiêu thụ đặc biệt thành một mức duy nhất vào năm 2017, sau đó tiếp tục tăng thuế thêm 5 peso mỗi bao thuốc lá mỗi năm, đạt mức 60 peso (tương đương 1 USD) mỗi bao thuốc lá vào năm 2023. Cải cách này đã nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá ở phân khúc cao cấp lên 110% và ở phân khúc trung bình lên hơn 700% so với năm 2012.

Nhờ đó, tỷ lệ hút thuốc tại Philippines đã giảm mạnh từ 27% năm 2009 xuống còn 19,5% năm 2021, tương đương mức giảm 30%. Đồng thời, doanh thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ khoảng 680 triệu USD năm 2012 lên 2,9 tỷ USD năm 2022.

Cải cách thuế thuốc lá ở Philippines là một minh chứng rõ ràng cho một chính sách “cùng thắng” - vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa gia tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Còn tại Thái Lan, từ năm 1993 đến năm 2017, chính Phủ Thái Lan đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá 11 lần, trung bình khoảng 2 năm tăng một lần.

Kết quả là thuế thuốc lá đã tăng từ 55% đến 90% giá bán buôn đã có thuế (tương đương mức tăng từ 120% giá xuất xưởng lên thành 693% giá xuất xưởng nếu tính theo cách tính thuế của Việt Nam).

Năm 2017, Thái Lan tiếp tục cải cách thuế thuốc lá, chuyển đổi từ hệ thống thuế tỷ lệ sang hệ thống thuế hỗn hợp với các mức thuế suất là: 20% giá bán lẻ (đối với thuốc lá 60 THB / bao) cộng thêm 1,2 THB /điếu.

Kết quả, thu ngân sách tăng hơn gấp 4 lần (từ 500 triệu USD năm 1993 lên gần 2,3 tỷ USD năm 2017), tỷ lệ hút thuốc (chung cả nam và nữ) trên toàn quốc giảm từ 32% (năm 1991) xuống còn 19,91% (năm 2017), trong khi sản lượng thuốc lá không thay đổi nhiều, dao động quanh con số 2 tỷ bao mỗi năm.

Kinh nghiệm cải cách thuế thuốc lá ở Thái Lan và Phillippnes đã cho thấy, áp thuế ở mức cao và tăng thuế thuốc lá đều đặn đã giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm tiêu dùng thuốc lá trong cộng đồng, và giúp tăng doanh số thu thuế từ thuốc lá.

Australia là một trong những quốc gia tiên phong trong việc tăng thuế thuốc lá nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc. Chính phủ Australia đã thực hiện một loạt các đợt tăng thuế thuốc lá từ năm 2010 và đưa ra lộ trình tăng thuế liên tục đến năm 2020.

Một trong những kết quả nổi bật là tỷ lệ người hút thuốc ở Australia đã giảm từ 16,2% trong năm 2010 xuống còn 11,6% vào năm 2020.

Bên cạnh việc tăng thuế, Australia còn thực hiện các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, bao gồm những cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên bao bì thuốc lá và chiến dịch "No Smoking Day". Việc kết hợp tăng thuế và các biện pháp giáo dục cộng đồng đã tạo ra một hiệu quả đồng bộ trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá.

Anh cũng là một quốc gia có chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ. Chính phủ Anh đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và thực hiện các đợt tăng thuế hàng năm.

Theo thống kê, khi thuế thuốc lá tăng lên, lượng thuốc lá tiêu thụ đã giảm đáng kể, nhất là trong nhóm người trẻ tuổi. Mặc dù việc tăng thuế đôi khi gặp phải sự phản đối từ các nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhưng các nghiên cứu cho thấy, chính sách này đã giúp giảm tỷ lệ người hút thuốc, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Tại New Zealand, chính phủ đã thực hiện chính sách tăng thuế thuốc lá liên tục trong suốt một thập kỷ qua và đạt được kết quả rất tích cực.

Theo nghiên cứu, việc tăng thuế đã giảm tỷ lệ hút thuốc ở người lớn và giới trẻ. New Zealand cũng đã đặt mục tiêu trở thành quốc gia "không thuốc lá" vào năm 2025, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách tăng thuế thuốc lá và các chiến dịch tuyên truyền sức khỏe.

Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Việt Nam hiện đang đứng trong top những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất Đông Nam Á. Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thuốc lá ở Việt Nam lên tới hơn 40%.

Những con số này cho thấy việc tăng thuế thuốc lá là một biện pháp cấp thiết để giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh các bệnh liên quan đến thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng.

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng thuế thuốc lá ở mức tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức thuế thuốc lá ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 35% giá bán lẻ, trong khi con số này ở các nước như Australia, Anh hay Canada là khoảng 70-80%.

Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia này để nâng cao mức thuế thuốc lá, từ đó làm giảm sức hấp dẫn của thuốc lá đối với người tiêu dùng.

Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ hút thuốc ở giới trẻ. Việc thuốc lá trở nên đắt đỏ hơn sẽ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, từ bỏ thói quen hút thuốc.

Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên ngày càng tăng, vì vậy, một chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ có thể giúp ngăn chặn thói quen này ngay từ khi còn nhỏ.

Khi tăng thuế thuốc lá, Việt Nam có thể tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, việc thu thuế phải được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt là cho công tác phòng chống thuốc lá và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chính phủ có thể đầu tư vào các chiến dịch tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hỗ trợ những người muốn bỏ thuốc lá, và cải thiện các dịch vụ y tế cho những người mắc bệnh liên quan đến thuốc lá.

Tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ người hút thuốc, đặc biệt là khi kết hợp với các chiến lược phòng chống thuốc lá toàn diện.

Các quốc gia như Australia, Anh, New Zealand đã chứng minh rằng tăng thuế thuốc lá có thể giảm tỷ lệ hút thuốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiết kiệm chi phí y tế.

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Việc bổ sung thuế tuyệt đối trong cơ cấu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và xu hướng quốc tế.

Hướng dẫn thực hiện Điều 6 Công ước Khung của tổ chức Y tế Thế giới nêu rõ, các Bên cần xem xét việc thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối hoặc hỗn hợp, với quy định mức giá tối thiểu cho các sản phẩm thuốc lá, bởi những hệ thống thuế này có ưu điểm vượt trội so với hệ thống thuế theo tỷ lệ phần trăm thuần túy.”.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, số lượng các quốc gia áp dụng thuế tỷ lệ đang ngày càng giảm xuống (từ 45 quốc gia năm 2010 xuống còn 34 quốc gia năm 2022), và xu hướng chuyển đổi sang hệ thống thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp (đánh cả thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) đang ngày càng tăng lên (trong giai đoạn từ 2010-2022, số quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp đã tăng từ 51 lên 64 quốc gia; số quốc gia áp dụng thuế tuyệt đối cũng tăng từ 59 lên 70 quốc gia).

Tại Khu vực Đông Nam Á, có 6 quốc gia hiện đang áp dụng hệ thống thuế tuyệt đối (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar), 2 quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp (Lào, Thái Lan) và chỉ có duy nhất 2 quốc gia còn đang áp dụng thuế theo tỷ lệ bao gồm Việt Nam và Campuchia.

Về mức thuế, để đảm bảo đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá tới năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị cần bổ sung mức thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá ở mức ít nhất 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030, bên cạnh thuế tỷ lệ hiện tại. Phương án khuyến nghị cụ thể như sau:

Phương án khuyến nghị này của Bộ Y tế và WHO sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam và nữ sẽ giảm xuống dưới 36% và 1,0% tương ứng vào năm 2030, qua đó sẽ đạt được các mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam.

Với phương án này, cũng sẽ làm giảm đáng kể tổng số người hút thuốc, với mức giảm khoảng 696.000 người vào năm 2030 so với năm 2020.

Phương án này cũng sẽ làm tăng doanh thu thuế hàng thực, đã điều chỉnh theo lạm phát, hàng năm lên 169%, tương ứng với việc thu thêm 29,3 nghìn tỷ đồng mỗi năm từ thuế từ thuốc lá so với năm 2020.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/kinh-nghiem-tang-thue-thuoc-la-tren-the-gioi-va-co-hoi-cho-viet-nam-d231480.html
Zalo