Kinh ngạc thanh kiếm hàng nghìn năm vẫn sắc bén, vừa chạm vào liền đứt tay

Thanh kiếm khiến giới khoa học và khảo cổ vô cùng kinh ngạc sau hơn 2.400 năm, bảo vật này không hề bị rỉ sét và rất sắc bén. Thanh kiếm được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, được mệnh danh 'Thiên hạ đệ nhất kiếm' ở Trung Quốc.

Thanh kiếm có niên đại hơn 2.400 năm mà vẫn sắc bén và không bị gỉ sét, là một bảo vật của Việt Vương Câu Tiễn, vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Thanh kiếm có niên đại hơn 2.400 năm mà vẫn sắc bén và không bị gỉ sét, là một bảo vật của Việt Vương Câu Tiễn, vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 1965, các nhà khảo cổ học tiến hành một cuộc khai quật ở tỉnh Hồ Bắc. Tại đây, họ phát hiện ra các hầm mộ cổ xưa. Khai quật các hầm mộ, họ tìm ra thanh kiếm Câu Tiễn cùng khoảng 2.000 di vật khác.

Năm 1965, các nhà khảo cổ học tiến hành một cuộc khai quật ở tỉnh Hồ Bắc. Tại đây, họ phát hiện ra các hầm mộ cổ xưa. Khai quật các hầm mộ, họ tìm ra thanh kiếm Câu Tiễn cùng khoảng 2.000 di vật khác.

Ngoài chất lượng có một không hai, sự tinh xảo của thanh kiếm là điều rất đáng kinh ngạc với trình độ làm kiếm thời bấy giờ. Ngày nay thanh kiếm Câu Tiễn được coi là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc, nó sánh ngang với thanh gươm Excalibur huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây.

Ngoài chất lượng có một không hai, sự tinh xảo của thanh kiếm là điều rất đáng kinh ngạc với trình độ làm kiếm thời bấy giờ. Ngày nay thanh kiếm Câu Tiễn được coi là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc, nó sánh ngang với thanh gươm Excalibur huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây.

Thanh kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam. Lưỡi kiếm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt, ở một mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm.

Thanh kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam. Lưỡi kiếm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt, ở một mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm.

Các nhà khảo cổ đã xác định thanh kiếm này vẫn còn nguyên vẹn và sắc bén sau hơn 2.400 năm là nhờ vào ba tầng bảo vệ chống oxy hóa.

Các nhà khảo cổ đã xác định thanh kiếm này vẫn còn nguyên vẹn và sắc bén sau hơn 2.400 năm là nhờ vào ba tầng bảo vệ chống oxy hóa.

Một là, lớp sơn đen trên vỏ kiếm có tác dụng chống thấm, chống nhiệt và chống mối mọt. Hai là, bên ngoài quan tài có bọc đất sét trắng để ngăn không khí bên ngoài xâm nhập. Ba là, ngôi mộ này chìm dưới tầng nước ngầm, tạo điều kiện ổn định cho bảo vật này không bị oxy hóa.

Một là, lớp sơn đen trên vỏ kiếm có tác dụng chống thấm, chống nhiệt và chống mối mọt. Hai là, bên ngoài quan tài có bọc đất sét trắng để ngăn không khí bên ngoài xâm nhập. Ba là, ngôi mộ này chìm dưới tầng nước ngầm, tạo điều kiện ổn định cho bảo vật này không bị oxy hóa.

Lý do thanh kiếm sắc bén cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi đưa kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ rất cẩn thận nhưng vô tình đứt tay vì chạm vào lưỡi kiếm. Để thử độ bén, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau, bất ngờ vì kiếm chém đứt chồng giấy chỉ với một lần chặt.

Lý do thanh kiếm sắc bén cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi đưa kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ rất cẩn thận nhưng vô tình đứt tay vì chạm vào lưỡi kiếm. Để thử độ bén, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau, bất ngờ vì kiếm chém đứt chồng giấy chỉ với một lần chặt.

Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được làm bằng chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ đúc kiếm sáng tạo phương thức tổng hợp kim loại, rèn đúc đạt trình độ tinh xảo.

Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được làm bằng chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ đúc kiếm sáng tạo phương thức tổng hợp kim loại, rèn đúc đạt trình độ tinh xảo.

Những thanh gươm cổ làm bằng sắt và đồng rèn từ thời Chiến Quốc.

Những thanh gươm cổ làm bằng sắt và đồng rèn từ thời Chiến Quốc.

Thanh kiếm Câu Tiễn từng được đưa ra nước ngoài để triển lãm. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, thanh kiếm này được đưa vào danh sách những cổ vật của Trung Quốc không được phép xuất cảnh.

Thanh kiếm Câu Tiễn từng được đưa ra nước ngoài để triển lãm. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, thanh kiếm này được đưa vào danh sách những cổ vật của Trung Quốc không được phép xuất cảnh.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kinh-ngac-thanh-kiem-hang-nghin-nam-van-sac-ben-vua-cham-vao-lien-dut-tay-post585899.antd
Zalo