Lão nông phát hiện 'hắc thạch', chuyên gia phong tỏa ngôi làng: Kho báu khổng lồ trị giá hơn 347.000 tỷ đồng được khai quật nhờ công nghệ cao

Một phát hiện tình cờ của người nông dân đã giúp Trung Quốc khám phá một mỏ khoáng sản lớn, thu hút sự vào cuộc của các nhà khoa học.

Năm 2017, ông Lý, một nông dân ở huyện Bảo Khánh, thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, khi đang làm việc trên cánh đồng đã vô tình phát hiện một vật thể lạ dưới đất. Tò mò tiến lại gần, ông thấy đó là một tảng đá đen nhẵn mịn, hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ loại đá nào ông từng biết. Kích thước của tảng đá khá lớn, nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn so với hình dung ban đầu. Điều kỳ lạ hơn là khi ông Lý dùng đá vẽ lên giấy, nó để lại vệt đen như than.

Phát hiện tình cờ của người nông dân đã giúp Trung Quốc khám phá một mỏ khoáng sản lớn, thu hút sự vào cuộc của các nhà khoa học. Ảnh: Internet

Phát hiện tình cờ của người nông dân đã giúp Trung Quốc khám phá một mỏ khoáng sản lớn, thu hút sự vào cuộc của các nhà khoa học. Ảnh: Internet

Nghi ngờ đây có thể là một loại khoáng sản quý, ông Lý lập tức báo cáo phát hiện của mình cho chính quyền huyện Bảo Khánh. Ngay sau đó, đội điều tra đã được cử đến hiện trường, phong tỏa khu vực và tiến hành khảo sát kỹ lưỡng. Kết quả ban đầu gây bất ngờ lớn khi xác định tảng đá thực chất là than chì, một dạng carbon quý hiếm. Từ đó dẫn đến giả thuyết về sự tồn tại của một mỏ than chì khổng lồ trong khu vực.

Thông tin về phát hiện nhanh chóng được báo cáo lên các cấp chính quyền tỉnh Hắc Long Giang. Nhận thấy tầm quan trọng của phát hiện này, một đội ngũ chuyên gia bao gồm các nhà địa chất, kỹ sư khai thác và chuyên gia môi trường đã được cử đến để tiến hành đánh giá chi tiết.

Kết quả ban đầu gây bất ngờ lớn khi xác định tảng đá thực chất là than chì, một dạng carbon quý hiếm. Ảnh minh họa

Kết quả ban đầu gây bất ngờ lớn khi xác định tảng đá thực chất là than chì, một dạng carbon quý hiếm. Ảnh minh họa

Giáo sư Viên Quốc Huy, chuyên gia hàng đầu tại Viện Địa chất Hắc Long Giang, cũng tham gia vào quá trình điều tra. Là người nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng than chì trong công nghiệp, giáo sư Viên đặc biệt quan tâm đến tiềm năng ứng dụng của loại khoáng sản này trong các công nghệ hiện đại.

Đây là một dạng carbon tồn tại trong lòng đất, tương tự kim cương và fullerene. Ảnh: Mineralienatlas

Đây là một dạng carbon tồn tại trong lòng đất, tương tự kim cương và fullerene. Ảnh: Mineralienatlas

Than chì (hay còn gọi là graphit) là một dạng carbon tồn tại tự nhiên trong lòng đất, tương tự như kim cương và fullerene. Nó là dạng carbon ổn định nhất dưới điều kiện thông thường. Nhờ những đặc tính ưu việt như độ bền cao, khả năng dẫn điện và nhiệt tốt, cùng trọng lượng nhẹ, than chì được xem là vật liệu lý tưởng cho nhiều ngành công nghiệp tiên tiến, từ điện tử, năng lượng, y tế đến hàng không vũ trụ.

Theo Chất lượng và Cuộc sống

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lao-nong-phat-hien-hac-thach-chuyen-gia-phong-toa-ngoi-lang-kho-bau-khong-lo-tri-gia-hon-347-000-ty-dong-duoc-khai-quat-nho-cong-nghe-cao/20240910020315705
Zalo