Kiên Giang tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 25-4, tại TP. Rạch Giá, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ (bìa trái) và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (thứ hai, từ phải qua) gặp gỡ đại biểu dự lễ.

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ (bìa trái) và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (thứ hai, từ phải qua) gặp gỡ đại biểu dự lễ.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Lâm Minh Thành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng đại diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nguyên lãnh đạo tỉnh Kiên Giang qua các thời kỳ, sở, ban, ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh…

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ và Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng dự lễ.

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ và Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng dự lễ.

TRANG SỬ HÀO HÙNG DÂN TỘC

Trình bày diễn văn tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh để có được hòa bình, độc lập, tự do, cuộc sống yên bình hôm nay, nhân dân ta nói chung, nhân dân Kiên Giang nói riêng phải trải qua sự hy sinh, mất mát, đau thương lớn lao.

Dù chiến tranh đã qua 50 năm, nhưng nỗi đau thương vẫn còn đè nặng trong lòng biết bao người mẹ, người vợ, biết bao gia đình có người thân nằm xuống cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, tỉnh Kiên Giang có trên 13.000 cán bộ, chiến sĩ và trên 100.000 đồng bào đã vĩnh viễn nằm xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hàng chục ngàn thương binh, bệnh binh, có 2.243 người nhiễm chất độc da cam, hơn 5.000 người thân của người nhiễm chất độc da cam cũng bị phơi nhiễm chất độc này.

Kẻ thù đã xây dựng ở Phú Quốc một trại giam lớn ở miền Nam, có lúc giam cầm, tra tấn dã man trên 40.000 cán bộ, chiến sĩ, thủ tiêu hơn 5.000 người, trong đó có hơn 4.000 người chưa tìm được hài cốt.

Với trang sử vẻ vang, oanh liệt đó, Kiên Giang có 57 tập thể, 28 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 461 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 22.000 tập thể và cá nhân được tặng thưởng 38.000 huân chương, huy chương các loại; có hơn 30.000 gia đình có công với cách mạng. Đó là những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm gương sáng ngời truyền thống kiên cường, bất khuất của Đảng bộ, dân và quân Kiên Giang anh hùng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải trình bày diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải trình bày diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Chiến thắng 30-4-1975 là trang sử hào hùng, một mốc sơn chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh””, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh.

Sau ngày miền Nam giải phóng, tỉnh Kiên Giang có điểm xuất phát rất thấp trên các mặt, sau 50 năm giải phóng, Kiên Giang đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có quy mô kinh tế tốp đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2024, GRDP bình quân đầu người đạt hơn 80 triệu đồng. Sản lượng lúa 4,7 triệu tấn, đứng đầu cả nước. Sản lượng thủy sản hơn 800.000 tấn, tăng hơn 4,5 lần so những năm đầu giải phóng.

Từ một tỉnh thuần nông, đến nay tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 38%, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm hơn 20%; đặc biệt dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thu hút hơn 9,8 triệu lượt khách trong năm qua, trong đó gần 1 triệu lượt khách quốc tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn và đô thị có chuyển biến tích cực, có 8/15 huyện, thành phố đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40 xã nông thôn mới nâng cao và 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỷ lệ đô thị hóa chiếm trên 36%, trong đó có 2 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, tỉnh có 2 sân bay; 12 cảng biển và cảng thủy nội địa; gần 350km quốc lộ, hơn 860km tỉnh lộ, 100% tuyến giao thông nông thôn được kiên cố hóa; 100% hộ sử dụng điện; thông tin liên lạc thông suốt…

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Mặt bằng dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân sau 50 năm đã có sự thay đổi rõ rệt. Từ thành thị đến nông thôn, các phong trào văn hóa, lối sống văn minh phát triển mạnh mẽ. Số hộ khá, giàu không ngừng tăng lên, năm 1976 hộ nghèo chiếm trên 50%, nay còn 0,99%; mạng lưới giáo dục, y tế phát triển đồng bộ, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 58% trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,5%...

Hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý của chính quyền từng bước được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả thiết thực…

Quang cảnh buổi lễ.

Quang cảnh buổi lễ.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang tăng tốc để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, tạo tiền đề vững chắc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam. Trước yêu cầu mới, Đảng bộ tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Một là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết Trung ương về không tổ chức cấp huyện; sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu, tiến độ theo chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương. Lãnh đạo tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030 sau khi sáp nhập.

Hai là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Chú trọng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, như nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Khai thác các động lực tăng trưởng mới, như nuôi biển, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại, cảng biển và dịch vụ logictis, hậu cần cảng…

Ba là tiếp tục phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo hướng hiện đại. Tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn… Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào quản lý, sản xuất, phát triển hạ tầng kỹ thuật kết nối số, đô thị thông minh.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Ngẫu (bàn đầu, bên trái) và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Thận (bàn đầu, bên phải) dự lễ.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Ngẫu (bàn đầu, bên trái) và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Thận (bàn đầu, bên phải) dự lễ.

Bốn là tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chăm lo phát triển toàn diện văn hóa và con người Kiên Giang. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, biên giới, biển đảo quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Sáu là, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế để tăng cường thu hút nguồn lực phục vụ phát triển bền vững của tỉnh…

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải kêu gọi toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường, ra sức thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hóa, xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, góp phần tạo tiền đề vững chắc để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại tá Trần Đua - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 (Quân khu 9) phát biểu ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng trong kháng chiến của quân, dân tỉnh Kiên Giang.

Đại tá Trần Đua - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 (Quân khu 9) phát biểu ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng trong kháng chiến của quân, dân tỉnh Kiên Giang.

NGÀY ĐÁNG NHỚ NHẤT CUỘC ĐỜI QUÂN NGŨ

Đại diện Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Trần Đua - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 (Quân khu 9) cho biết để có được hòa bình, độc lập thống nhất đất nước như ngày hôm nay có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh đã hy sinh bản thân mình. Trong đó có những đồng chí đã hy sinh trong trận chiến đấu ngày 30-4-1975, thể hiện sức sống của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vì độc lập tự do của dân tộc. Chúng ta mãi mãi tưởng nhớ và biết ơn những cán bộ, chiến sĩ cũng như các gia đình có cha, mẹ, anh, chị, em đã hy sinh.

“Ngày 30-4-1975 là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời quân ngũ của chúng tôi, là những hình ảnh đẹp trong tôi 50 năm qua, là ngày giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước. Người dân không còn bị kiềm kẹp dưới ách độ hộ của chủ nghĩa thực dân đế quốc, không còn bom rơi, đạn nổ. Người dân hưởng được hòa bình độc lập, tự do làm ăn sinh sống, có cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, con cái được học hành. Đó là những mong muốn của cán bộ, chiến sĩ giải phóng quân chúng tôi thời ký đó. Đó cũng là sự mong mỏi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta”, Đại tá Trần Đua xúc động cho biết.

Đại tá Trần Đua cho biết trong thời gian tới, cán bộ, hội viên cựu chiến binh trong tỉnh tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “bộ đội Cụ Hồ”. Chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương. Tham gia thực hiện các chương trình, các phong trào các cuộc vận động do Đảng, nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc vận động, nhất là phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát động, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Những cựu chiến binh sẽ tiếp tục đồng hành cùng với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, cũng như giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Xây dựng niềm tin của thanh niên vào Đảng, vào chế độ, đi theo con đường cách mạng của Đảng, của Bác Hồ đã chọn, để cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các nước trên thế giới, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại diện thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang phát biểu cảm tưởng, đảng viên trẻ, sinh viên Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Kiên Giang Nguyễn Thanh Đạt phát biểu: “Chúng cháu giờ đây được sống trong môi trường hòa bình, chiến tranh đã lùi xa, chúng cháu ý thức được rằng nhiệm vụ của thanh niên là phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động, sáng tạo để xây dựng đất nước, quê hương phồn vinh hạnh phúc, phải đặc biệt trân trọng và ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc”.

Anh Nguyễn Thanh Đạt, đảng viên trẻ, sinh viên Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Kiên Giang, đại diện thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang phát biểu cảm tưởng.

Anh Nguyễn Thanh Đạt, đảng viên trẻ, sinh viên Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Kiên Giang, đại diện thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang phát biểu cảm tưởng.

Tiết mục văn nghệ chào mừng tại buổi lễ.

Tiết mục văn nghệ chào mừng tại buổi lễ.

XÂY DỰNG 3.618 CĂN NHÀ CHO NGƯỜI NGHÈO, CẬN NGHÈO

Tại buổi lễ, tỉnh Kiên Giang công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kiên Giang, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về xóa tạm, nhà dột nát, ngày 14-6-2024 tại huyện U Minh Thượng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã tổ chức phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.

Sau gần một năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chung tay góp sức của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tính đến ngày 25-4-2025, toàn tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa được 3.618 căn nhà cho hộ nghèo và cận nghèo (đạt 100%), với tổng số tiền hơn 229 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh vận động và hỗ trợ xây dựng 3.374 căn nhà với số tiền gần 200 tỷ đồng; cấp huyện vận động, hỗ trợ xây dựng 244 căn với số tiền 11,8 tỷ đồng, đồng thời vận động gia đình, thân nhân các đối tượng đóng góp hơn 17,2 tỷ đồng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (bìa phải) trao bằng khen cho các tổ chức và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (bìa phải) trao bằng khen cho các tổ chức và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (thứ sáu, từ phải qua) và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thanh Việt (thứ bảy, từ phải qua) trao bằng khen cho các tổ chức và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải (thứ sáu, từ phải qua) và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thanh Việt (thứ bảy, từ phải qua) trao bằng khen cho các tổ chức và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Chương trình đã giúp nhiều hộ gia đình không còn ở trong nhà tạm, nhà dột nát, ổn định cuộc sống, an cư, lạc nghiệp, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh Kiên Giang.

Đại biểu dự lễ chụp ảnh lưu niệm.

Đại biểu dự lễ chụp ảnh lưu niệm.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tặng bằng khen cho 9 tổ chức, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Tin và ảnh: TÂY HỒ

Nguồn Kiên Giang: https://baokiengiang.vn/trong-tinh/kien-giang-to-chuc-le-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-25919.html
Zalo