Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Đà Lạt

Sáng 17/4, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng thành lập đã tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Đà Lạt.

Kiểm tra các mặt hàng thực phẩm tại Siêu thị Go! Đà Lạt

Kiểm tra các mặt hàng thực phẩm tại Siêu thị Go! Đà Lạt

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 do ông Nguyễn Phúc Tín - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường làm Trưởng đoàn; bà Nguyễn Thị Minh Tuyết - Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, Phó trưởng đoàn; cùng các thành viên thuộc Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Sở Công thương, Phòng PC03 - Công an tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm TP Đà Lạt tham gia kiểm tra trên địa bàn.

Đây là đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm số 2 của tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (gọi chung là cơ sở thực phẩm) tại địa bàn TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5. Hình thức kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở thực phẩm.

Kiểm tra nhãn mác các thực phẩm đóng gói bày bán tại siêu thị

Kiểm tra nhãn mác các thực phẩm đóng gói bày bán tại siêu thị

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết - Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, Phó Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh số 2 cho biết: Mục đích kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thông qua đợt kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm; đồng thời, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm, phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó chú trọng các cơ sở bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống. Nội dung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Trong quá trình kiểm tra tập trung xem xét các nội dung sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm); Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ); Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý; nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn; việc quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Kiểm tra điều kiện vệ sinh sản xuất bánh mì cung cấp tại siêu thị

Kiểm tra điều kiện vệ sinh sản xuất bánh mì cung cấp tại siêu thị

Bên cạnh đó, đoàn còn kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật An toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Nông nghiệp và Môi trường), Công thương.

Đồng thời, kiểm tra việc xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo quy định.

Qua kiểm tra thực tế trực tiếp tại cơ sở, đoàn lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.

Lấu mẫu một số thực phẩm tại siêu thị để kiểm tra chất lượng

Lấu mẫu một số thực phẩm tại siêu thị để kiểm tra chất lượng

Theo kế hoạch triển khai công tác kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 của Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh số 2, Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường.

Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

AN NHIÊN

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/doi-song/202504/kiem-tra-an-toan-thuc-pham-tai-da-lat-4fc0d37/
Zalo