Khu Đông Bắc TP.HCM: 'Tọa độ vàng' hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập

Chiến lược 'bơm vốn' mạnh mẽ vào hệ thống hạ tầng kết nối vùng đang tạo ra làn sóng đầu tư mới. Trong đó, khu Đông Bắc TP.HCM được xem là điểm sáng nổi bật.

Giao thông “mở đường”

Từ tháng 7/2025, các trung tâm hành chính mới của TP.HCM sau sáp nhập chính thức đi vào hoạt động. Đi cùng với đó là chiến lược “bơm vốn” mạnh mẽ vào hệ thống hạ tầng liên kết vùng giữa TP.HCM và các vệ tinh sát cạnh.

Trước đó, tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM sẽ mở rộng quy hoạch và triển khai hệ thống metro toàn địa bàn mới sau sáp nhập - bao gồm cả các đô thị giáp ranh.

Theo kế hoạch, các tuyến đường sắt đô thị (metro) sẽ được TP.HCM đẩy nhanh thực hiện trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, các tuyến đường sắt đô thị (metro) sẽ được TP.HCM đẩy nhanh thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, TP.HCM dự kiến có 12 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 510 km; Bình Dương (trước đây) có thêm 12 tuyến dài khoảng 305 km; Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 tuyến dài 125 km. Tổng cộng, TP.HCM mới sau sáp nhập sẽ sở hữu gần 1.000 km đường sắt đô thị – con số kỷ lục trong quy hoạch đô thị khu vực phía Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khu Đông Bắc TP.HCM sẽ trở thành "cực tăng trưởng mới" của thị trường địa ốc phía Nam nhờ lợi thế vừa thuộc vùng trọng điểm phát triển, vừa có tính kết nối liên tỉnh – liên vùng vượt trội. Không chỉ phục vụ nhu cầu ở thực, khu vực này còn thu hút lượng lớn nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư dài hạn đang “định vị lại” danh mục sau khi thị trường bước vào giai đoạn phục hồi.

Với quy hoạch hạ tầng rõ ràng, tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất còn rộng, giá mềm hơn khu trung tâm nhưng tiềm năng tăng giá mạnh, bất động sản hướng Đông Bắc TP.HCM đang bước vào chu kỳ phát triển mới sau khi sáp nhập chính thức có hiệu lực.

Vùng đất mới “hút” dòng tiền

Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản tại các quận trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm, giá đất bị đẩy lên cao, thì khu Đông Bắc đang trở thành tọa độ mới của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Song, dòng tiền chỉ tìm đến các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực và có khả năng tạo ra nguồn thu ngay, nên phân khúc căn hộ vẫn được ưu tiên.

Đơn cử như tại dự án căn hộ Phú Đông Sky Garden do Phú Đông Group làm chủ đầu, tư cách đây gần 2 năm có giá bán 38 triệu đồng/m2, nhưng nay giá thứ cấp đã vượt mức 50 triệu đồng/m2. Tương tự, các dự án như Phú Đông Premier hay Him Lam Phú Đông sau nhiều năm đưa vào sử dụng, giá căn hộ đã tăng gần 100% so với lúc mở bán. Mới đây, dự án La Pura mặt tiền quốc lộ 13 vừa mở bán đợt đầu tiên cũng ghi nhận dự báo tăng giá 10% cho phân khu mở bán sau.

Những dự án mặt tiền đường huyết mạch, đang triển khai xây dựng thu hút đầu tư.

Những dự án mặt tiền đường huyết mạch, đang triển khai xây dựng thu hút đầu tư.

Nguyên nhân tăng giá là do quy luật cung - cầu, trong khi nhu cầu nhà ở không ngừng gia tăng thì nguồn cung lại quá khan hiếm. Bên cạnh đó, các chi phí triển khai dự án ngày càng bị “đội” lên, từ chi phí tạo lập quỹ đất, tiền sử dụng đất, đến các chi phí đầu vào khác như chi phí vật liệu xây dựng, nhân công, phòng cháy chữa cháy... Do vậy, rất khó để mong giá căn hộ có thể giảm.

Dẫu vậy, giá bất động sản tại đây vẫn còn “mềm” so với mặt bằng chung TP.HCM nhưng sở hữu tiềm tăng tăng giá lớn hơn nhờ các dự án hạ tầng đang hoàn thiện. Theo dữ liệu từ CBRE, giá căn hộ tại khu Thủ Đức – Thuận An (cũ) trung bình dao động chỉ từ 40 – 50 triệu đồng/m2 trong khi các dự án căn hộ mới ra tại khu vực An Phú (Quận 2 cũ) đã thiết lập trên dưới 140 triệu đồng/m2.

Hơn nữa, giá trị đầu tư bất động sản ở khu Đông Bắc không chỉ đến từ hạ tầng, mà còn nhờ dòng vốn FDI đổ mạnh vào các khu công nghiệp, công nghệ cao. Chỉ tính riêng giai đoạn 2019-2024, khu vực Đông Bắc thừa hưởng lợi thế từ Bình Dương - thu hút FDI với tổng vốn đạt hơn 14,3 tỷ đô la Mỹ. Chủ yếu trong các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và logistics… kéo theo nhu cầu nhà ở cao cấp, căn hộ dịch vụ, nhà cho chuyên gia thuê ngày càng tăng.

Theo các chuyên gia, sau sáp nhập, TP.HCM sẽ trở thành “siêu đô thị” tầm cỡ quốc tế, với cấu trúc đa trung tâm và kết nối vùng mạnh mẽ. Trong bức tranh đó, khu Đông Bắc (đặc biệt là trục Thuận An) đang nổi lên như điểm sáng đầu tư không thể bỏ qua. Sự kết hợp giữa hạ tầng, đô thị hóa, dòng vốn đầu tư và nhu cầu ở thực giúp nơi đây xứng đáng trở thành tọa độ vàng của bất động sản TP.HCM trong 5 - 10 năm tới.

Việt Dũng

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/batdongsan/khu-dong-bac-tphcm-toa-do-vang-hut-dong-tien-dau-tu-sau-sap-nhap-d320611.html
Zalo