Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi mở cửa cả ngày và đêm

Trong những ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm du lịch độc đáo tại thành phố thu hút đông đảo du khách cả nước đến tham quan tìm hiểu về địa danh nổi tiếng này.

Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Đây là công trình mới nhất, được khánh thành hôm 26-4. Ảnh: Đất Thép.

Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Đây là công trình mới nhất, được khánh thành hôm 26-4. Ảnh: Đất Thép.

Về thăm Củ Chi, mọi đoàn khách đều đến dâng hương tại Đền Bến Dược, tưởng nhớ hơn 10.000 Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này trong những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ảnh: Đất Thép.

Về thăm Củ Chi, mọi đoàn khách đều đến dâng hương tại Đền Bến Dược, tưởng nhớ hơn 10.000 Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này trong những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ảnh: Đất Thép.

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Đoàn đại biểu đến từ tỉnh Yên Bái, gồm các cán bộ, chiến sĩ và những người từng tham gia Đại thắng mùa Xuân 1975 đến tham quan, tìm hiểu truyền thống tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Đoàn đại biểu đến từ tỉnh Yên Bái, gồm các cán bộ, chiến sĩ và những người từng tham gia Đại thắng mùa Xuân 1975 đến tham quan, tìm hiểu truyền thống tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Các đoàn viên thanh niên thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với cựu chiến binh tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Các đoàn viên thanh niên thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với cựu chiến binh tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Với tầm vóc chiến công của mình, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo, như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …

Cựu chiến binh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khám phá địa đạo. Ảnh: Đất Thép.

Cựu chiến binh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khám phá địa đạo. Ảnh: Đất Thép.

Các học sinh Trường THCS Hòa Phú, huyện Củ Chi khám phá địa đạo theo cách của mình. Ảnh: Đất Thép.

Các học sinh Trường THCS Hòa Phú, huyện Củ Chi khám phá địa đạo theo cách của mình. Ảnh: Đất Thép.

Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…

Các cựu chiến binh quận Tân Bình thăm Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Các cựu chiến binh quận Tân Bình thăm Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc về thăm di tích Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc về thăm di tích Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Đất Thép.

Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất thế giới. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân đông hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, quân và dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.

Đặc biệt, vào buổi tối, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi còn tổ chức tour đêm Trăng chiến khu, thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: Đất Thép..

Đặc biệt, vào buổi tối, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi còn tổ chức tour đêm Trăng chiến khu, thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: Đất Thép..

Đông đảo du khách xem hoạt cảnh tái hiện cuộc sống về đêm tại căn cứ Củ Chi thời chống Mỹ. Ảnh: Đất Thép.

Đông đảo du khách xem hoạt cảnh tái hiện cuộc sống về đêm tại căn cứ Củ Chi thời chống Mỹ. Ảnh: Đất Thép.

Đông đảo du khách xem màn tái hiện cảnh văn công quân Giải phóng biểu diễn phục vụ du kích Củ Chi thời chống Mỹ. Ảnh: Đất Thép.

Đông đảo du khách xem màn tái hiện cảnh văn công quân Giải phóng biểu diễn phục vụ du kích Củ Chi thời chống Mỹ. Ảnh: Đất Thép.

Theo Thiếu tá Triệu Văn Hiếu, Giám đốc Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, đây không chỉ là một di tích lịch sử đặc biệt mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, trí tuệ và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Ảnh: Đất Thép.

Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Ảnh: Đất Thép.

Đơn vị đang khẩn trương phối hợp hoàn thiện các thủ tục cần thiết để cùng các cấp có thẩm quyền sớm trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới, xứng tầm công trình nhân tạo vĩ đại do bao thế hệ cha ông tạo nên trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Đất Thép

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/khu-di-tich-lich-su-dia-dao-cu-chi-mo-cua-ca-ngay-va-dem-701194.html
Zalo