Khi người nổi tiếng phát ngôn sai lệch, hậu quả không chỉ là mất hình ảnh – mà có thể là lệnh triệu tập, án phạt, và cả sự nghiệp dừng lại

Trong thời đại mạng xã hội bùng nổ, người nổi tiếng – MC, nghệ sĩ, KOLs – không chỉ là nhân vật công chúng, mà còn là 'thương hiệu sống'. Mỗi lời nói, mỗi dòng trạng thái đều có sức ảnh hưởng rộng lớn. Tuy nhiên, nếu phát ngôn không chuẩn mực, không chỉ tổn hại danh tiếng cá nhân mà còn vi phạm pháp luật, dẫn đến chế tài nghiêm khắc từ cơ quan nhà nước.

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội

Qua trao đổi với Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội, Luật sư Hà cho biết:

Khi người nổi tiếng khi phát ngôn trên mạng xã hội, báo chí hay các nền tảng truyền thông khác cần tuân thủ quy định của pháp luật, nếu cá nhân có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân trên môi trường không gian mạng có thể bị xử phạt như sau:

Nếu vi phạm có thể bị xử phạt được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 – Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP)

Mức phạt: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Trường hợp các phát ngôn xúc phạm danh dự, uy tín tổ chức, cá nhân khác về căn cứ pháp lý quy định tại Điều 8 – Luật An ninh mạng 2018; Khoản 3, Điều 101 – Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Hành vi bôi nhọ, xúc phạm trên môi trường mạng có thể bị xử phạt hành chính và yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm.

Trường hợp các phát ngôn ảnh hưởng đến thương hiệu của tổ chức – có thể bị kiện dân sự hoặc khởi tố hình sự. Nếu phát ngôn của người nổi tiếng gây thiệt hại uy tín cho tổ chức (ví dụ: một đài truyền hình), tổ chức đó có thể: Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự và uy tín, căn cứ pháp lý: quy định tại Điều 592 – Bộ luật Dân sự 2015, Điều 34 và Điều 584 – Bộ luật Dân sự 2015. Người vi phạm phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin và bồi thường thiệt hại hợp lý.

Trong trường hợp các lỗi nghiêm trọng, có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự Điều 156 – Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Tội vu khống. Mức phạt có thể lên tới 2 năm tù giam hoặc 7 năm trong trường hợp nghiêm trọng. ngoài Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình thức xử phạt bổ sung từ Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Văn hóa đề xuất cấm sóng, hạn chế hình ảnh người vi phạm trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội. Người vi phạm thuần phong mỹ tục có thể bị đình chỉ biểu diễn, cấm xuất hiện trên phương tiện đại chúng.

Luật sư Hoàng Văn Hà khuyến nghị về người nổi tiếng cần có trách nhiệm tìm hiểu rõ giới hạn pháp lý trước khi phát ngôn, tham vấn pháp lý hoặc chuyên gia truyền thông khi phát ngôn liên quan đến tổ chức, chính sách, pháp luật, không chia sẻ, lan truyền nội dung chưa được kiểm chứng, luôn hành xử văn minh, có trách nhiệm với cộng đồng và hình ảnh cá nhân.

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/khi-nguoi-noi-tieng-phat-ngon-sai-lech-hau-qua-khong-chi-la-mat-hinh-anh-ma-co-the-la-lenh-trieu-tap-an-phat-va-ca-su-nghiep-dung-lai-14726.html
Zalo