Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, nếu không tin hãy thử những lời khuyên này
Có những vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà ta luôn ước có một nút bấm kỳ diệu, một phát có thể giải quyết được tất cả. Nút bấm thần kỳ thì không có, nhưng khéo ăn nói thì có thể hóa giải những khúc mắc nhỏ, giúp bạn dễ thở hơn. Vậy thì tại sao không tìm hiểu và thử nghiệm chứ?
Nhờ giúp đỡ để bắt đầu kết nối với một người
Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin đã giành được lòng tin của một người không thích ông bằng cách đơn giản không ai ngờ đến. Người này trước đó không hề thích Benjamin Franklin, nhưng lại có khả năng hưởng đến sự nghiệp chính trị của ông. Biết được người ấy sở hữu một thư viện lớn, Franklin đã viết một bức thư rất lịch sự, xin cho ông mượn một cuốn sách hiếm. Người ấy khá bất ngờ nhưng đã quyết định cho Franklin mượn sách. Vài ngày sau, ông đã trả lại sách với một lời cảm ơn. Sau đó, trong sự kiện khác, người kia đã đến bắt chuyện với Franklin và họ trở thành bạn bè. Vị Tổng thống đáng kính này cũng từng viết trong hồi ký của ông rằng “Người đã từng cho ta một ân tình nhỏ sẽ sẵn lòng giúp ta thêm một lần khác, hơn là người mà ta đã giúp đỡ.”

Đây là điểm mấu chốt mà bạn có thể học hỏi và thử áp dụng vào trong cuộc sống thực. Nếu bạn muốn chinh phục một người bạn cùng lớp, hoặc một đồng nghiệp không thích bạn, hãy thử hỏi ý kiến của họ về một vấn đề quan trọng. Có thể đây sẽ là bước đầu tiên để xây dựng một mối quan hệ tốt với họ.
Để xây dựng lòng tin ở người khác, bạn có dám chia sẻ một bí mật?

Nghe có vẻ rủi ro nhưng để giành được lòng tin của ai đó, thì nói cho họ biết một bí mật là cách khá hiệu quả. Đó là vì bạn đã dám tin tưởng trước, nên theo tự nhiên đối phương sẽ cảm thấy họ quan trọng và có uy tín với bạn, dần dần sẽ cởi bỏ sự phòng thủ và lạnh lùng. Tuy nhiên, nên chọn những bí mật không quá quan trọng và không nguy hiểm, bí mật đó chỉ là chuyện ít người biết càng tốt thôi nhé!
Đừng ép ai phải chọn, hãy cho họ được kiểm soát lựa chọn của mình

Nếu bạn cần ai đó đưa ra lựa chọn, hoặc yêu cầu họ làm điều gì đó mà họ không thực sự muốn, đừng ép và hỏi họ có làm hay không. Thay vào đó, hãy mang đến cho đối phương cảm giác được kiểm soát lựa chọn của mình, bằng cách đưa ra hai phương án.
Ví dụ, ngày mai là deadline nộp báo cáo, đừng nói như yêu cầu “nhớ nộp báo cáo sớm càng tốt”, hãy đổi thành “mọi người muốn nộp báo cáo trong chiều nay luôn hay để qua sáng mai cho thong thả?”. Bằng cách này, mọi người cảm thấy rằng họ quan trọng và có ảo tưởng về sự kiểm soát đối với tình huống.
Đôi khi việc mắc lỗi lại khiến người khác thích bạn hơn là xây dựng hình ảnh hoàn hảo
Chúng ta luôn cố gắng tránh để mắc lỗi, chủ yếu vì sợ bị cười nhạo. Tuy nhiên, mắc những lỗi nhỏ có thể khiến bạn trở nên thu hút và dễ thương hơn trong mắt người khác. Phạm những sai lầm không gây ảnh hưởng, ví dụ như quên túi dưới cốp xe, mang đôi giày hơi cũ, hay đánh son bị lem nhẹ,... sẽ khiến bạn trở thành một người bình thường như bao người. Đừng cố gắng trở thành hoàn hảo, hình ảnh một người lý tưởng thường bị ghét và xa lánh vì tạo áp lực vô hình lên người khác.

Nếu người ngoài có thể chỉ cho bạn những lỗi nho nhỏ, họ sẽ có cảm giác đang che chở cho một người có thiếu sót. Và họ cũng không sợ mắc lỗi khi ở bên bạn, điều này sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và thân thiện với bạn hơn, họ cũng không sợ bạn cười chê hay xúc phạm khi lỡ sơ hở hay phạm sai lầm.