Khám phá quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.

 Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12/11/1724, tại quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Tại Hương Sơn, quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi yên nghỉ, thờ tự, lưu giữ di sản của Đại danh y, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ảnh: Quê mẹ Hải Thượng Lãn Ông ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nhìn từ trên cao.

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12/11/1724, tại quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Tại Hương Sơn, quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi yên nghỉ, thờ tự, lưu giữ di sản của Đại danh y, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ảnh: Quê mẹ Hải Thượng Lãn Ông ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nhìn từ trên cao.

 Trong đó, khu lưu niệm và nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác (thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm) có diện tích 13.500m2 với 18 hạng mục công trình gồm: nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông; nhà đón tiếp; sân hành lễ; nhà bia; vườn đào, vườn cây thuốc nam...

Trong đó, khu lưu niệm và nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác (thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm) có diện tích 13.500m2 với 18 hạng mục công trình gồm: nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông; nhà đón tiếp; sân hành lễ; nhà bia; vườn đào, vườn cây thuốc nam...

 Hiện tại, khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông đang lưu giữ một số tư liệu, hiện vật được phục dựng như: dụng cụ bào chế thuốc, diều sáo, bản sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, sách Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh... Nơi đây đã trở thành địa chỉ tham quan, tìm hiểu, học tập văn hóa, lịch sử của người dân trong và ngoài địa phương.

Hiện tại, khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông đang lưu giữ một số tư liệu, hiện vật được phục dựng như: dụng cụ bào chế thuốc, diều sáo, bản sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, sách Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh... Nơi đây đã trở thành địa chỉ tham quan, tìm hiểu, học tập văn hóa, lịch sử của người dân trong và ngoài địa phương.

 Nhà thờ Lê Hữu Trác nằm trong khu tưởng niệm chính là nơi Đại danh y đã gắn bó suốt cuộc đời của mình khi về quê mẹ sinh sống, nơi ông bốc thuốc, nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người.

Nhà thờ Lê Hữu Trác nằm trong khu tưởng niệm chính là nơi Đại danh y đã gắn bó suốt cuộc đời của mình khi về quê mẹ sinh sống, nơi ông bốc thuốc, nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người.

 Tại khu lưu niệm còn có núi Giả và hồ Sen. Núi Giả cao khoảng 10 thước, rộng khoảng 240 thước. Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi Hải Thượng Lãn Ông dùng để quan sát hướng gió, từ đó để bắt mạch chữa bệnh và lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai, lũ lụt. Núi Giả, hồ Sen cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông cùng bạn hữu ngắm trăng thanh, gió mát, đàm đạo văn chương trong những phút thư thái thanh nhàn. Núi Giả là nơi mà đại danh y đã dặn con cháu: khi nào ông mất thì lên núi Giả thả diều, diều rơi ở đâu thì an táng ông ở đó.

Tại khu lưu niệm còn có núi Giả và hồ Sen. Núi Giả cao khoảng 10 thước, rộng khoảng 240 thước. Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi Hải Thượng Lãn Ông dùng để quan sát hướng gió, từ đó để bắt mạch chữa bệnh và lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai, lũ lụt. Núi Giả, hồ Sen cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông cùng bạn hữu ngắm trăng thanh, gió mát, đàm đạo văn chương trong những phút thư thái thanh nhàn. Núi Giả là nơi mà đại danh y đã dặn con cháu: khi nào ông mất thì lên núi Giả thả diều, diều rơi ở đâu thì an táng ông ở đó.

 Tương truyền, vào khoảng năm 1750, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt đầu ươm và nhân giống đào phai của địa phương. Vườn đào rộng khoảng 3ha nằm sát bờ phải sông Ngàn Phố. Việc trồng đào không chỉ là thú chơi hoa ngắm cảnh mà chủ yếu là để chế biến những vị thuốc quý. Lá đào sắc chữa nhọt, hạt đào chữa bệnh phụ nữ có trong các bài thuốc của Đại danh y. Hiện nay, vườn đào đã được chính quyền địa phương và Ban quản lý khôi phục, chỉnh trang.

Tương truyền, vào khoảng năm 1750, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt đầu ươm và nhân giống đào phai của địa phương. Vườn đào rộng khoảng 3ha nằm sát bờ phải sông Ngàn Phố. Việc trồng đào không chỉ là thú chơi hoa ngắm cảnh mà chủ yếu là để chế biến những vị thuốc quý. Lá đào sắc chữa nhọt, hạt đào chữa bệnh phụ nữ có trong các bài thuốc của Đại danh y. Hiện nay, vườn đào đã được chính quyền địa phương và Ban quản lý khôi phục, chỉnh trang.

 Nằm trong khuôn viên của khu lưu niệm còn có vườn thuốc quý thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông. Với hơn 60 loài cây thuốc quý, nơi đây cũng trở thành địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.

Nằm trong khuôn viên của khu lưu niệm còn có vườn thuốc quý thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông. Với hơn 60 loài cây thuốc quý, nơi đây cũng trở thành địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.

Cách khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông về phía Đông khoảng 7km là khu mộ và tượng đài của ông. Di tích thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. Nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình, bốn mùa “thông reo, gió hát”. (Ảnh tư liệu).

Cách khu lưu niệm và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông về phía Đông khoảng 7km là khu mộ và tượng đài của ông. Di tích thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. Nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình, bốn mùa “thông reo, gió hát”. (Ảnh tư liệu).

 Năm 2013, trên đỉnh núi Minh Tự, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn được khánh thành. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức lưu quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 3 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y về y đức.

Năm 2013, trên đỉnh núi Minh Tự, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn được khánh thành. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức lưu quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 3 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y về y đức.

 Sau khi Hải Thượng Lãn Ông mất (năm 1791), dòng họ Lê và Nhân dân trong vùng đã theo di nguyện của ông để lập mộ tại chân núi Minh Tự. Tuy đã có nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ và hình thức mộ không thay đổi. Mộ của Đại danh y như một "cánh diều" nằm giữa núi rừng bao la, thanh bình, yên tĩnh. Nơi đây thường xuyên được người dân, các đoàn du khách tới thắp hương, tưởng nhớ.

Sau khi Hải Thượng Lãn Ông mất (năm 1791), dòng họ Lê và Nhân dân trong vùng đã theo di nguyện của ông để lập mộ tại chân núi Minh Tự. Tuy đã có nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ và hình thức mộ không thay đổi. Mộ của Đại danh y như một "cánh diều" nằm giữa núi rừng bao la, thanh bình, yên tĩnh. Nơi đây thường xuyên được người dân, các đoàn du khách tới thắp hương, tưởng nhớ.

 Hiện nay, dự án tôn tạo, tu bổ khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông đang được chính quyền địa phương và các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện. Dự án gồm 10 hạng mục: xây mới nhà ban quản lý; cải tạo, tu bổ hàng rào, mương thoát nước; làm mới đường điện ngoài nhà; cải tạo sân hành lễ; làm lại nhà đón tiếp; cải tạo, tu bổ sân thượng, sân hạ phương đình; tu bổ, tôn tạo nhà phương đình; tu bổ, tôn tạo khu mộ...

Hiện nay, dự án tôn tạo, tu bổ khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông đang được chính quyền địa phương và các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện. Dự án gồm 10 hạng mục: xây mới nhà ban quản lý; cải tạo, tu bổ hàng rào, mương thoát nước; làm mới đường điện ngoài nhà; cải tạo sân hành lễ; làm lại nhà đón tiếp; cải tạo, tu bổ sân thượng, sân hạ phương đình; tu bổ, tôn tạo nhà phương đình; tu bổ, tôn tạo khu mộ...

 Cùng với khu lưu niệm, khu mộ và tượng đài thì chùa Tượng Sơn (thôn 1, xã Sơn Giang) cũng là một trong những địa điểm thuộc quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê (đầu thế kỷ XVIII), do bà ngoại của Đại danh y là bà Đặng Phùng Hầu - vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công lập ra.

Cùng với khu lưu niệm, khu mộ và tượng đài thì chùa Tượng Sơn (thôn 1, xã Sơn Giang) cũng là một trong những địa điểm thuộc quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê (đầu thế kỷ XVIII), do bà ngoại của Đại danh y là bà Đặng Phùng Hầu - vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công lập ra.

 Theo sử sách, chùa được xây dựng dưới sự trực tiếp chỉ đạo của hai anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán với mục đích dưỡng tâm thờ Phật và thờ phụng tổ hai họ Bùi và Lê Hữu. Trong những năm 1760 - 1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho người dân và hoàn thành các tác phẩm như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện, Y hải cầu nguyên, Thượng kinh ký sự…

Theo sử sách, chùa được xây dựng dưới sự trực tiếp chỉ đạo của hai anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán với mục đích dưỡng tâm thờ Phật và thờ phụng tổ hai họ Bùi và Lê Hữu. Trong những năm 1760 - 1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho người dân và hoàn thành các tác phẩm như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện, Y hải cầu nguyên, Thượng kinh ký sự…

 Năm 1994, chùa Tượng Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Năm 1994, chùa Tượng Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

 Nhằm khai thác các giá trị di sản của Đại danh y Lê Hữu Trác trong việc phát triển du lịch, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng do Công ty TNHH Quý Gia xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2015. Khu du lịch hiện có diện tích 20ha, nằm cách khu mộ và tượng đài Lê Hữu Trác khoảng 500m về hướng Bắc, thuộc địa phận thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung).

Nhằm khai thác các giá trị di sản của Đại danh y Lê Hữu Trác trong việc phát triển du lịch, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng do Công ty TNHH Quý Gia xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2015. Khu du lịch hiện có diện tích 20ha, nằm cách khu mộ và tượng đài Lê Hữu Trác khoảng 500m về hướng Bắc, thuộc địa phận thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung).

 Hiện nay, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục, sản phẩm liên quan đến Hải Thượng Lãn Ông như: cầu "Minh Tự", cà phê "Đêm Hải Thượng", điểm check-in "Rượu sim Hải Thượng"... nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của Đại danh y đối với quê hương, đất nước.

Hiện nay, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục, sản phẩm liên quan đến Hải Thượng Lãn Ông như: cầu "Minh Tự", cà phê "Đêm Hải Thượng", điểm check-in "Rượu sim Hải Thượng"... nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của Đại danh y đối với quê hương, đất nước.

 Ngoài ra, tại đền thờ Minh Tự Sơn thuộc Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng cũng đã đặt tượng thờ Hải Thượng Lãn Ông. Đây là một điểm đến không thể thiếu khi du khách tới tham quan tại khu du lịch.

Ngoài ra, tại đền thờ Minh Tự Sơn thuộc Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng cũng đã đặt tượng thờ Hải Thượng Lãn Ông. Đây là một điểm đến không thể thiếu khi du khách tới tham quan tại khu du lịch.

Anh Thùy - Ngọc Thắng

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/kham-pha-quan-the-khu-di-tich-hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-post277928.html
Zalo