Khám phá Nhà Bảo tàng Rắn độc nhất Việt Nam
Nhà Bảo tàng Rắn (tỉnh Tiền Giang) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Bảo tàng Rắn đầu tiên tại Việt Nam. Nơi đây, trưng bày gần 100 loài rắn với nhiều loài quý hiếm.

Nhà Bảo tàng Rắn nằm trong khuôn viên Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 (tỉnh Tiền Giang), được xây dựng năm 1996, nằm trong khuôn viên khu bảo tồn các loại động vật hoang dã. Nơi đây lưu giữ nhiều tiêu bản các loài rắn nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập, trải nghiệm và tham quan.

Từ một số loài rắn vùng Nam bộ, đến nay, Bảo tàng Rắn đã trưng bày gần 100 loài rắn với nhiều loài quý hiếm như: mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia… Bảo tàng rắn lưu giữ nhiều tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang sống ở Việt Nam.

Tại bảo tàng, các cá thể rắn được sắp đặt tạo hình sống động như thể đang di chuyển trong môi trường hoang dã rất hấp dẫn. Để tạo ra được những tiêu bản các chú rắn chân thật, những người làm công tác tạo hình tiêu bản đã dày công nghiên cứu tập tính, cách di chuyển của từng loài rắn trong tự nhiên.

Rắn lục mỏ dọ loài rắn không có nọc độc.

Rắn biển (dẽn biển) loài rắn có nọc độc.

Rắn cườm (lục mè) loài rắn không độc.

Rắn hổ mèo (hổ mang đeo kính) loài rắn phun nọc độc xa 2 mét.

Bảo tàng Rắn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Bảo tàng Rắn đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005.

Nhà Bảo tàng Rắn là điểm đến của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và du khách tham quan, tìm hiểu về sự đa dạng của các loài rắn ở Việt Nam.

Rắn ri voi trắng là loài rắn nước không có nọc độc.

Rắn lục dây cương là loài rắn không có nọc độc.

Rắn hổ hành là loài rắn không có nọc độc.

Nhà Bảo tàng Rắn là điểm đến của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và du khách tham quan, tìm hiểu về sự đa dạng của các loài rắn ở Việt Nam.

Rắn chàm quạp nưa là loài rắn không có nọc độc.

Rắn trun đỉa (ếch giun) và rắn hổ ngựa (còn được gọi là rắn sọc dưa hay rắn rồng) là loài rắn khôn có nọc độc.

Rắn chàm quạp (rắn lục lá khô) là loài rắn có nọc độc.

Đặc biệt, bảo tàng lưu giữ tiêu bản rắn hổ mang chúa khổng lồ, được 16 tuổi là loài rắn độc cỡ lớn nhất, dài gần 5m nặng khoảng 26kg, được bảo quản trong dung dịch cồn 96 độ, được kiểm tra bảo dưỡng liên tục theo định kỳ.

Rắn hổ chúa (hổ mây) là loài rắn có nọc độc.

Rắn hổ hồng (hổ lửa) là loài rắn có nọc độc.

Chị Trần Tuyết Anh, cán bộ công nhân viên quốc phòng Trại rắn Đồng Tâm cho biết, 1gr nọc độc của rắn hổ chúa có thể giết chết 166 người có trọng lượng trung bình 60kg. Màu sắc rắn hổ chúa thay đổi từ màu vàng nâu hay màu vàng nhạt đến màu đen. Mỗi lần sinh nở, rắn hổ chúa đẻ từ 20-30 trứng vào khoảng tháng 4- 5. Loài rắn này được ghi trong Sách đỏ Việt Nam bậc E.

Ngoài ra, còn có rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm với cân nặng khoảng 300gr. Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng Trường Sơn và rừng Tây Bắc, phần lớn thời gian sống trên cây, vì thế, da có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang.

Rắn cạp nia (rắn mai bạc hay còn gọi hổ sơn) là loài rắn có nọc độc.

Rắn hổ mang (hổ man bành - miền Bắc) là loài rắn có nọc độc và được xếp bậc T trong sách Đỏ Việt Nam.

Rắn lác (hổ lác) là loài rắn nước không có nọc độc.

Trong bảo tàng, từng loài rắn được bố trí theo từng nhóm: nhóm độc và không độc; nhóm độc thần kinh và độc hệ đông máu… Người dân và du khách dễ dàng quan sát, nhận dạng và phân biệt, đây là kiến thức hết sức hữu ích trong đời sống.