Khai ấn đền Trần ở Nam Định lúc nửa đêm với 5 vòng an ninh

Lễ hội Khai ấn đền Trần được tổ chức trang trọng từ 22h15 ngày 11/2 (14 tháng Giêng) với các nghi lễ quan trọng. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn đền Trần.

Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023 được tổ chức trang trọng từ 22h15 ngày 4/2/2023 tại Khu di tích đền Trần - chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định).

Lễ hội Khai ấn đền Trần 2023 được tổ chức trang trọng từ 22h15 ngày 4/2/2023 tại Khu di tích đền Trần - chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định).

Lễ khai ấn đền Trần có sự tham gia của Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng Phạm Gia Túc và lãnh đạo tỉnh Nam Định, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Nam Định.

Lễ khai ấn đền Trần có sự tham gia của Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng Phạm Gia Túc và lãnh đạo tỉnh Nam Định, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Nam Định.

Đêm Khai ấn đền Trần bắt đầu từ 22h15 với nghi lễ dâng hương do UBND thành phố chủ trì. Diễn văn lễ dâng hương do ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND TP. Nam Định - thực hiện. "Lễ Khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang tính giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn là cách các tầng lớp nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của triều Trần trong dựng nước và giữ nước Đại Việt", ông Nguyễn Tiến Dũng nêu.

Đêm Khai ấn đền Trần bắt đầu từ 22h15 với nghi lễ dâng hương do UBND thành phố chủ trì. Diễn văn lễ dâng hương do ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND TP. Nam Định - thực hiện. "Lễ Khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang tính giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn là cách các tầng lớp nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của triều Trần trong dựng nước và giữ nước Đại Việt", ông Nguyễn Tiến Dũng nêu.

Sau phần đọc diễn văn, các đại biểu dâng hương trước ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường.

Sau phần đọc diễn văn, các đại biểu dâng hương trước ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường.

Lễ Khai ấn đền Trần tiếp tục với nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, dâng hương, tế cáo trước ban thờ Trung Thiên Đền Thiên Trường, rước ấn vào nội cung và đặt tại ban công đồng để làm lễ xin Khai ấn.

Lễ Khai ấn đền Trần tiếp tục với nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, dâng hương, tế cáo trước ban thờ Trung Thiên Đền Thiên Trường, rước ấn vào nội cung và đặt tại ban công đồng để làm lễ xin Khai ấn.

Trong ngày diễn ra lễ Khai ấn đền Trần, công tác đảm bảo an ninh được chú trọng với 5 vòng an ninh. Theo đó, hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, xử lý triệt để hành vi phản cảm, mất mỹ quan đô thị, gây rối trật tự công cộng trong khu vực tổ chức lễ hội và các di tích.

Trong ngày diễn ra lễ Khai ấn đền Trần, công tác đảm bảo an ninh được chú trọng với 5 vòng an ninh. Theo đó, hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, xử lý triệt để hành vi phản cảm, mất mỹ quan đô thị, gây rối trật tự công cộng trong khu vực tổ chức lễ hội và các di tích.

Trước giờ khai ấn, ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng BQL Khu di tích đền Trần - chùa Phổ Minh cho Tiền Phong biết lực lượng an ninh trật tự, công an đã tập dượt và lên kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh.

Trước giờ khai ấn, ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng BQL Khu di tích đền Trần - chùa Phổ Minh cho Tiền Phong biết lực lượng an ninh trật tự, công an đã tập dượt và lên kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh.

Nghi lễ Khai ấn được thực hiện cuối cùng. Sau khi nhà đền dâng Chúc văn Khai Ấn, 14 cụ Cao niên phường Lộc Vượng, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu Khai Ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng).

Nghi lễ Khai ấn được thực hiện cuối cùng. Sau khi nhà đền dâng Chúc văn Khai Ấn, 14 cụ Cao niên phường Lộc Vượng, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu Khai Ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng).

Những lá ấn này do Trưởng từ đền Trần chịu trách nhiệm cất giữ, sau đó dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường và lưu tại hòm đựng Ấn nhà đền.

Những lá ấn này do Trưởng từ đền Trần chịu trách nhiệm cất giữ, sau đó dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường và lưu tại hòm đựng Ấn nhà đền.

Sau khi các nghi lễ chính diễn ra, cửa đền được mở cho người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau khi đi xin lộc ấn, nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5h sáng 15 tháng Giêng tại các điểm: 3 nhà Giải Vũ, nhà trưng bày Đền Trùng Hoa.

Sau khi các nghi lễ chính diễn ra, cửa đền được mở cho người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau khi đi xin lộc ấn, nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5h sáng 15 tháng Giêng tại các điểm: 3 nhà Giải Vũ, nhà trưng bày Đền Trùng Hoa.

Gia Linh - Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/khai-an-den-tran-o-nam-dinh-luc-nua-dem-voi-5-vong-an-ninh-post1716263.tpo
Zalo