Kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số khu vực miền Bắc

Vừa qua, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hòa Bình tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số khu vực miền Bắc.

Đến dự hội thảo có 150 đại biểu đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Hòa Bình; một số Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc; một số doanh nghiệp công nghệ số và doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch.

Hội thảo có chủ đề "Sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin Make in Viet Nam thúc đẩy du lịch thông minh, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương”. Các đại biểu tập trung thảo luận về nhu cầu sáng tạo ứng dụng số thúc đẩy du lịch thông minh tại tỉnh Hòa Bình; tình hình triển khai các ứng dụng số đáp ứng nhu cầu du lịch tại huyện Tân Lạc; nền tảng du lịch thông minh MobiFone Smart Travel; kết nối công nghệ quảng bá và phát triển du lịch Việt Nam; bộ giải pháp chuyển đổi số bảo tồn di sản trên nền tảng bản sao kỹ thuật số (Digital twin); tourkit - giải pháp số hóa toàn diện cho doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud; bộ giải pháp chuyển đổi số du lịch thông minh cho các địa phương; hệ sinh thái giải pháp số thúc đẩy phát triển điểm đến du lịch thông minh.

Thông qua hội thảo, các đại biểu chia sẻ thực trạng, nhu cầu về sản phẩm, giải pháp công nghệ số trong phát triển du lịch tại địa phương; sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Từ đó, kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp công nghệ số và các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh và năng động, liên kết chặt chẽ với khu vực và thế giới theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, với điều kiện thuận lợi trợ giúp chuyển đổi số, kết nối số.

Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tỉ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng khách sạn trực tuyến và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%; tỉ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%. Một khảo sát khác với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho thấy, có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ thực trạng và nhu cầu về sản phẩm, giải pháp công nghệ số trong phát triển vực du lịch tại địa phương; sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Từ đó, kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp công nghệ số và các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

 Ký kết ghi nhớ hỗ trợ chuyển đổi số du lịch tỉnh Hòa Bình giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình.

Ký kết ghi nhớ hỗ trợ chuyển đổi số du lịch tỉnh Hòa Bình giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình.

Tỉnh Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, với những tiềm năng sẵn có, việc đầu tư vào công nghệ số không chỉ giúp tỉnh khai thác tối đa giá trị du lịch mà còn góp phần phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển du lịch sẽ đóng góp và tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của Hòa Bình. Các sản phẩm, giải pháp công nghệ số trong lĩnh vực du lịch là một trong những yếu tố then chốt góp phần nâng cao hiệu quả cho du lịch Hòa Bình.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã trở thành điểm đến, địa chỉ du lịch của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tỉnh đã ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch, truyền thông quảng bá theo xu hướng hiện đại.

Từ năm 2019, Hòa Bình đã xây dựng Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR với nhiều tính năng ưu việt; các bộ ảnh 3D và video 360 (VR 360) về điểm tham quan du lịch, các cơ sở dịch vụ. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình cũng thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, phục vụ quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong đó có nhiều tính năng để hỗ trợ phát triển du lịch nhờ công nghệ.

Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông Hòa Bình sẽ tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, các cấp chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở ra các mô hình kinh doanh mới, các giá trị kinh tế mới, thông qua đó thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị về chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về nhu cầu sáng tạo ứng dụng số thúc đẩy du lịch thông minh tại tỉnh Hòa Bình; tình hình triển khai các ứng dụng số đáp ứng nhu cầu du lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; nền tảng du lịch thông minh MobiFone Smart Travel; kết nối công nghệ quảng bá và phát triển du lịch Việt Nam; bộ giải pháp chuyển đổi số bảo tồn di sản trên nền tảng bản sao kỹ thuật số (Digital twin); tourkit - giải pháp số hóa toàn diện cho doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud; bộ giải pháp chuyển đổi số du lịch thông minh cho các địa phương; hệ sinh thái giải pháp số thúc đẩy phát triển điểm đến du lịch thông minh…

Cũng tại hội thảo đã diễn ra ký kết ghi nhớ hỗ trợ chuyển đổi số du lịch tỉnh Hòa Bình giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình./.

Đức Hòa

Nguồn Tuyên Giáo: https://www.tuyengiao.vn/ket-noi-cung-cau-ve-san-pham-dich-vu-cong-nghe-thong-tin-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-so-khu-vuc-mien-bac-157892
Zalo