Iran ra mắt máy ly tâm 'mới và tiên tiến' để đáp trả sự chỉ trích của IAEA
Một ngày sau khi khen ngợi thỏa thuận của Iran về việc giới hạn kho dự trữ uranium, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc đã thông qua một kiến nghị kiểm duyệt, tố cáo sự thiếu minh bạch của Iran về các hoạt động hạt nhân của họ. Sáng 22/11, Tehran đã phản ứng bằng cách tuyên bố họ đang khởi động các máy ly tâm 'mới và tiên tiến'.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã thông qua một nghị quyết chỉ trích sự kém hợp tác của Iran với cơ quan này sau nhiều giờ trao đổi sôi nổi, một động thái mà Tehran gọi là "có động cơ chính trị".
Kiến nghị chỉ trích do Anh, Pháp, Đức và Mỹ đưa ra tại hội đồng 35 quốc gia của IAEA khi căng thẳng tăng cao về chương trình nguyên tử của Iran. Các nhà phê bình lo ngại rằng, Tehran đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân - một tuyên bố mà nước này đã nhiều lần phủ nhận.
Nghị quyết đã được thông qua với 19 phiếu thuận, với 12 phiếu trắng. Trung Quốc, Nga và Burkina Faso đã bỏ phiếu chống trong khi Venezuela không tham gia.
Trước cuộc bỏ phiếu vào tối 21/11, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tìm cách tập hợp sự ủng hộ cho nghị quyết của họ bằng cách lên án Iran.
Đại sứ Iran tại IAEA, Mohsen Naziri Asl, gọi nghị quyết này là "có động cơ chính trị" và trích dẫn "sự ủng hộ thấp" so với các biện pháp kiểm duyệt trước đó.
Sáng sớm 22/11, Tehran tuyên bố sẽ khởi động các máy ly tâm "mới và tiên tiến" để đáp lại nghị quyết. "Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran đã ra lệnh thực hiện các biện pháp hiệu quả, bao gồm phóng một loạt đáng kể các máy ly tâm mới và tiên tiến các loại", một tuyên bố chung của tổ chức này và Bộ Ngoại giao Iran cho biết.
Nghị quyết được đưa ra ngay khi người đứng đầu IAEA Rafael Grossi trở về từ chuyến đi tới Tehran vào tuần trước. Trong chuyến thăm, Iran đã đồng ý với yêu cầu của IAEA về việc giới hạn kho dự trữ uranium cấp độ vũ khí nhạy cảm được làm giàu tới 60% độ tinh khiết.
"Đây là một bước cụ thể đi đúng hướng", ông Grossi nói sau chuyến công tác. Đây là "lần đầu tiên" Iran đưa ra cam kết như vậy kể từ khi nước này bắt đầu phá vỡ các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân.
Thỏa thuận mang tính bước ngoặt năm 2015 - kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt - đã sụp đổ 3 năm sau đó sau khi Mỹ đơn phương rút lui dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Để trả đũa, Tehran bắt đầu dần dần rút lại một số cam kết của mình bằng cách tăng kho dự trữ uranium và làm giàu vượt quá độ tinh khiết 3,67% được phép theo thỏa thuận.