Học Bác: Làm tốt phong trào 'bình dân học vụ số' ngành Ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Ngành Ngân hàng đã và đang tổ chức thực hiện phong trào 'bình dân học vụ số', với những chương trình, kế hoạch và định hướng nhiệm vụ thực hiện cụ thể. Trong đó nội hàm 'bình dân học vụ' và những cách làm hay, những chỉ dẫn từ lời dạy của Bác trong phong trào 'xóa nạn mù chữ' giai đoạn 1945-1946 vẫn còn nguyên giá trị để học tập và áp dụng vào việc thực hiện phong trào 'bình dân học vụ số' của ngành trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù các kế hoạch và chương trình của Ngân hàng Nhà nước đã và đang trong giai đoạn xây dựng và định hướng thực hiện. Song, ngay từ bây giờ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn cần chủ động nắm bắt và quán triệt tinh thần học tập và mục tiêu của phong trào “bình dân học vụ số” đến cán bộ nhân viên tại đơn vị, cũng như học tập, nắm bắt lời dạy của Bác trong phong trào “ bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ trong nhân dân từ những năm đầu thành lập nước.

Thấm nhuần tư tưởng đó, để có những hành động cụ thể, những phương pháp và cách làm sáng tạo nhằm thực hiện tốt phong trào “bình dân học vụ số” của ngành Ngân hàng theo kế hoạch 1938/QĐ-NHNN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một lớp học của phong trào Bình dân học vụ. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một lớp học của phong trào Bình dân học vụ. Ảnh tư liệu

Học Bác, với tinh thần người biết chỉ cho người chưa biết, người chưa biết cố gắng học cho biết. Tinh thần này, được thấm nhuần sẽ lan tỏa trong toàn đơn vị và sẽ trở thành phong trào học tập, học mọi lúc mọi nơi và đặc biệt trong điều kiện công nghệ hiện đại ngày nay, với các phương tiện sử dụng trong học tập thuận lợi, cùng tài liệu học phong phú, phù hợp sẽ yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, đó là: nâng cao hiểu biết về chuyển đối số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc cho cán bộ công chức viên chức và người lao động trong ngành.

Học Bác và vận dụng sáng tạo, tinh thần “bình dân học vụ” trong phong trào giáo dục, đào tạo và học tập chuyển đổi số ngày nay, các TCTD cần đặc biệt quan tâm định hướng của NHTW về phân loại đối tượng học và nhu cầu học cũng như cách thức đào tạo. Trong đó việc đào tạo và hình thành nên “nhóm đại sứ số” và “ hạt nhân số” - những lãnh đạo và cán bộ trẻ có năng lực công nghệ nổi trội, sẽ thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ truyền thông, đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện đồng nghiệp trong việc tiếp cận công nghệ mới, dẫn dắt sự thay đổi số trong cơ quan, đơn vị và là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên trong triển khai các sáng kiến số.

Học Bác những điều giản dị, gần gũi trong cuộc sống và tinh thần cần, kiệm, liêm, chính để đổi mới và sáng tạo, quán triệt phương châm dễ làm, dễ thực hiện và đạt được mục tiêu của phong trào. Ngành ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số và kết quả đạt được đến nay từ hiệu quả cơ chế chính sách của Ngân hàng Nhà nước và động lực năng động, sáng tạo của các TCTD trong quá trình đổi mới và ứng dụng công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, tinh thần đó tiếp tục được lan tỏa và vận dụng trong phong trào thi đua học tập kiến thức chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ ngành ngân hàng.

“Chương trình bình dân học vụ số” cần được quan tâm thực hiện và thực hiện sáng tạo, đơn giản, phổ thông nhưng hiệu quả trở thành phong trào thi đua điển hình của mỗi TCTD trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đức Lệnh, PGĐ NHNN Khu vực 2

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/hoc-bac-lam-tot-phong-trao-binh-dan-hoc-vu-so-nganh-ngan-hang-tren-dia-ban-tp-ho-chi-minh-164332.html
Zalo