Hỗ trợ người dân vùng ngoại thành Hà Nội di dời tài sản tránh lũ

Lãnh đạo UBND xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) cho biết, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người dân đến vị trí an toàn để tránh lũ.

Theo thông tin mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Thành phố Hà Nội mực nước sông Đà tại Hà Nội (TTV Trung Hà) vào hồi 10h20 ngày 11/9 là 15,06m - cao hơn mức nước báo động mức 1 là 15m.

Căn cứ vào tình hình trên, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ mức 1 trên sông Đà tại địa phận huyện Ba Vì.

Báo động 2 trên sông Hồng vào hồi 10h35 ngày 11/9 tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.

Ghi nhận của Người Đưa Tin tại xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) chính quyền xã Thọ An đã và đang huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người già, trẻ nhỏ vị trí an toàn.

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Văn Bắc - Chủ tịch UBND xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) cho biết, nước sông Hồng dâng nhanh từ ngày 10/9 và hiện đang tiệm cận báo động 2 khiến thôn 12 (thôn Am Nhập) của xã Thọ An ngập nặng.

"Thôn Am Nhập có 250 hộ và 1.125 nhân khẩu, để đảm bảo an toàn cho tài sản và người dân, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người dân đến vị trí an toàn để tránh lũ", vị Chủ tịch xã nói.

Theo lực lượng dân quân tự vệ tại đây, việc di dời người gia và trẻ nhỏ cùng gia súc, gia cầm đã được thực hiện từ chiều ngày 10/9. "Hiện trong thôn, người già và trẻ nhỏ đã được di dời đến vị trí an toàn, số ít còn lại bám trụ là thanh niên", một người chia sẻ.

Mực nước trên sông Hồng đoạn huyện Đan Phượng đạt mức báo động 2.

Mực nước trên sông Hồng đoạn huyện Đan Phượng đạt mức báo động 2.

Toàn bộ hoa màu ven đê bị nước lũ nhấn chìm.

Toàn bộ hoa màu ven đê bị nước lũ nhấn chìm.

Xã Trung Châu, Thọ An là những xã ngập nặng.

Xã Trung Châu, Thọ An là những xã ngập nặng.

Nhiều khu vực tại xã Thọ An đã bị ngập sâu, nước ngập vào trong nhà.

Nhiều khu vực tại xã Thọ An đã bị ngập sâu, nước ngập vào trong nhà.

Thôn Am Nhập có 250 hộ và 1.125 nhân khẩu, để đảm bảo an toàn cho tài sản và người dân, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người già, trẻ nhỏ vị trí an toàn.

Thôn Am Nhập có 250 hộ và 1.125 nhân khẩu, để đảm bảo an toàn cho tài sản và người dân, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người già, trẻ nhỏ vị trí an toàn.

Việc di dời người gia và trẻ nhỏ cùng gia súc, gia cầm đã được thực hiện từ chiều ngày 10/9.

Việc di dời người gia và trẻ nhỏ cùng gia súc, gia cầm đã được thực hiện từ chiều ngày 10/9.

Trưa ngày 11/9, trẻ nhỏ tiếp tục được di dời tới điểm an toàn.

Trưa ngày 11/9, trẻ nhỏ tiếp tục được di dời tới điểm an toàn.

Người dân khẩn trương di dời khỏi những chỗ ngập sâu.

Người dân khẩn trương di dời khỏi những chỗ ngập sâu.

Nhiều người dân cho biết, từ trưa 10/9 nước bắt đầu dâng cao, đến chiều 10/9 nước dâng nhanh khiến người dân rủ nhau sơ tán tài sản, và đến sáng 11/9 một số hộ đã di dân theo chỉ đạo của chính quyền.

Nhiều người dân cho biết, từ trưa 10/9 nước bắt đầu dâng cao, đến chiều 10/9 nước dâng nhanh khiến người dân rủ nhau sơ tán tài sản, và đến sáng 11/9 một số hộ đã di dân theo chỉ đạo của chính quyền.

Quan sát của Người Đưa Tin, người dân nơi đây cũng đang huy động xe kéo tự chế, ô tô tải loại nhỏ để sơ tán lợn, gà và các vật nuôi đến nơi cao gửi để giảm thiểu thiệt hại.

Quan sát của Người Đưa Tin, người dân nơi đây cũng đang huy động xe kéo tự chế, ô tô tải loại nhỏ để sơ tán lợn, gà và các vật nuôi đến nơi cao gửi để giảm thiểu thiệt hại.

Nhiều người dân thuê xe ô tô chở đồ đi di dời.

Nhiều người dân thuê xe ô tô chở đồ đi di dời.

Cùng chồng lội dưới ruộng ngô nước ngập đến bụng, chị Hoa kể sau khi đã kê kích tài sản, chị và chồng liền ra đây để thu hoạch những bắp ngô non còn chưa cứng hết hạt với hi vọng vớt vát thêm, sẽ dùng trong những lúc khó khăn và chia cho bà con.

Cùng chồng lội dưới ruộng ngô nước ngập đến bụng, chị Hoa kể sau khi đã kê kích tài sản, chị và chồng liền ra đây để thu hoạch những bắp ngô non còn chưa cứng hết hạt với hi vọng vớt vát thêm, sẽ dùng trong những lúc khó khăn và chia cho bà con.

”Nước ngập sâu quá, nhà tôi trồng cả lúa và củ dong, củ đao, nhưng những hoa màu này đều đã chìm trong nước, có lẽ sẽ hỏng toàn bộ”, chị Hoa nói.

”Nước ngập sâu quá, nhà tôi trồng cả lúa và củ dong, củ đao, nhưng những hoa màu này đều đã chìm trong nước, có lẽ sẽ hỏng toàn bộ”, chị Hoa nói.

Nguyễn Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguoi-dan-ngoai-thanh-ha-noi-chay-lu-204240911140012635.htm
Zalo