Hỗ trợ ngành gỗ xây dựng báo cáo chứng minh hoạt động theo nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Vấn đề chứng minh các ngành sản xuất nói chung, ngành gỗ nói riêng vận hành theo các điều kiện của nền kinh tế thị trường là một trong những nội dung quan trọng trong các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu.

Mới đây, tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội và doanh nghiệp tại địa phương để xây dựng báo cáo hỗ trợ việc chứng minh ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ của Việt Nam vận hành theo các điều kiện của nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện “Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ và phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025” theo Quyết định số 755/QĐ-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Định, Hiệp hội Gỗ Và Lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp thành viên sản xuất, xuất khẩu gỗ tại địa phương.

Tọa đàm thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Định, Hiệp hội Gỗ Và Lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp thành viên sản xuất, xuất khẩu gỗ tại địa phương.

Tọa đàm thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Định, Hiệp hội Gỗ Và Lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp thành viên sản xuất, xuất khẩu gỗ tại địa phương.

Tại Tọa đàm, đại diện Cục Phòng vệ thương mại đã chia sẻ thông tin tổng quan pháp luật về phòng vệ thương mại và vấn đề xác định nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại của Việt Nam, các vụ việc điển hình về vấn đề phòng vệ thương mại; tình hình điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng đối với ngành gỗ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại diện Cục Phòng vệ thương mại đã tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt hiện nay không chỉ trong lĩnh vực phòng vệ thương mại mà còn cả ý kiến đối với các vấn đề chính sách ưu đãi, gian lận thương mại...

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại cũng giải đáp các nội dung, vấn đề được các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ tại tỉnh Bình Định quan tâm, mong muốn tìm hiểu.

Đại diện Sở Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ tỉnh Bình Định đánh giá đây là hoạt động rất hữu ích, hiệu quả và thiết thực giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn tỉnh nắm bắt các thông tin chi tiết hơn về các biện pháp phòng vệ thương mại và cách áp dụng có hiệu quả, từ đó có những giải pháp chuẩn bị ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại trên thực tế.

Cùng với nhiều mặt hàng xuất khẩu như thép, thủy sản..., gỗ và các sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng của Việt Nam bị các thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất. Đặc biệt thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ việc chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Thanh Hà

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/ho-tro-nganh-go-xay-dung-bao-cao-chung-minh-hoat-dong-theo-nen-kinh-te-thi-truong-trong-cac-vu-viec-phong-ve-thuong-mai-131652.htm
Zalo