Hiệu quả mô hình lúa giảm phát thải khí nhà kính
Vụ đông xuân 2024 - 2025, tỉnh Điện Biên thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính. Qua tổng kết, đánh giá, mô hình lúa thông minh cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp gieo cấy truyền thống.

Đại diện Sở Nông nghiệpvà Môi trường thuyết minh quá trình triển khai và hiệu quả mô hình tại thônChăn Nuôi 2, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên).
Mô hình canhtác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính do Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với công ty: NetZero Carbon; BSB Nanotech và Spiro Carbon (gọi tắt là BNS)thực hiện tại 3 huyện: Điện Biên, Mường Ảng và Tuần Giáo. Tổng diện tích thựchiện mô hình gần 86ha trên các giống lúa: Đài thơm, séng cù, J02. Trongđó, huyện Điện Biên 53ha, Mường Ảng 23ha và Tuần Giáo 10ha.
Sau một vụtriển khai, với sự đồng hành tích cực của cán bộ nông nghiệp và nỗ lực của nôngdân, mô hình canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính đã mang lại kếtquả tích cực. Năng suất lúa Đài thơm đạt khoảng 74,56 tạ/ha (cao hơn 3 tạ/ha sovới gieo cấy truyền thống), séng cù đạt trên 51 tạ/ha (cao hơn 5 tạ/ha). Môhình giúp giảm 172 tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ môi trường đồng ruộng. Đồngthời, nông dân có thêm khoản thu nhập từ nguồn thưởng giảm tín chỉ carbon khoảng880.000 đồng/ha, nâng tổng thu nhập tăng thêm từ 4,8 - 9,3 triệu đồng/ha lúa.

Quy trình sản xuất lúathông minh, giảm phát thải khí nhà kính được thông tin trực quan tại cánh đồng Điện Biên.
Vụ đông xuânnăm nay, chị Nguyễn Thị Hanh, đội C9, xã Thanh Xương tham gia mô hình vơí9.000m2 ruộng gieo cấy giống séng cù. Qua thămđồng định sản, chị Hanh rất phấn khởi vì phương pháp canh tácmới giúp giảm khoảng 30% chi phí sản xuất, cây lúa khỏe, ít sâu bệnh, năngsuất cao hơn so với phương pháp gieo cấy truyền thống.
Toàn bộ diện tích canh tác lúa thông minh được áp dụng biệnpháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, đảm bảo cân bằng dinh dưỡngđầu vào và đầu ra vừa tăng năng suất vừa đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất; rútnước theo nguyên tắc ướt - khô xen kẽ; quản lý dịch hại tổng hợp trên nền tảngquản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp. Nhờ đó, cây lúa phát triển khỏe mạnh, rễchắc, thân cứng, khả năng chống chịu sâu bệnh vượt trội.
Chị NguyễnThị Hanh cho biết: Giốnglúa séng cù ngoài mô hình thường bị bệnh đạo ôn tấn công, phải phun thuốc bảo vệ thựcvật nhiều lần. Trong khi đó, lúa séng cù trong mô hình có tỷ lệ nhiễmbệnh rất thấp, gần như không phải can thiệp bằng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là yếu tố quan trọng giúp mô hình đạt năng suất, sản lượng cao cuối vụ, đồngthời đảm bảo chất lượng hạt gạo trội hơn so với lúa ngoài mô hình.

Chị Nguyễn Thị Hanh, đôịC9, xã Thanh Xương trao đổi về quá trình tham gia mô hình canh tác lúa thông minh,giảm phát thải khí nhà kính.
Không chỉmang lại hiệu quả vượt trội trong quá trình canh tác và sản xuất, toàn bộ diệntích lúa được triển khai theo mô hình canh tác thông minh, giảm phát thải khínhà kính được các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chếbiến lúa gạo cam kết bao tiêu sản phẩm.
Bà Trần ThịHương Quế, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Tâm Thiện cho biết: Đơn vị camkết thu mua toàn bộ diện tích lúa séng cù thuộc mô hình canh tác thông minhtrên cánh đồng Mường Thanh. Đây là vùng nguyên liệu được đánh giá cao về chấtlượng sản phẩm nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, kỹ thuậtcanh tác đến năng suất và sản lượng. Nhờ vậy, giá trị lúa gạo sau chế biến sẽđược nâng cao khi đưa ra thị trường. Trong những vụ tiếp theo, nếu huyện ĐiệnBiên tiếp tục mở rộng diện tích canh tác theo hướng thông minh và bền vững, Hợptác xã Tâm Thiện sẽ tiếp tục đồng hành, đảm bảo đầu ra ổn định cho người nôngdân bằng hình thức thu mua tại ruộng.
Tham gia môhình canh tác lúa thông minh, nông dân không chỉ cải thiện phương thức sảnxuất mà còn đạt được lợi ích kinh tế rõ rệt, với tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đơnvị diện tích tăng tới 50%. Đáng chú ý, bà con còn được hưởng thêm nguồn thu nhậptừ nguồn thưởng báo cáo giảm tín chỉ carbon từ Công ty NetZero Carbon với đơngiá 20USD/1 tấn giảm phát CO2e (1 tín chỉ carbon quy đổi). Với tổng diện tích86ha, vụ đông xuân năm nay, mô hình lúa thông minh giảm 172 tín chỉ carbon,giúp nông dân có thêm thu nhập khoảng 880.000 đồng/ha.

Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nôngnghiệp và Môi trường cùng Công ty Cổ phần NetZero Carbon đánh giá, so sánh bộ rễcây lúa trong và ngoài mô hình.
Ông TrầnMinh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần NetZero Carbon khẳng định: Chúng tôicam kết tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Điện Biên trong việc ứng dụng các giảipháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất lúa gạo, đặc biệt tại cánh đồng MườngThanh - vùng trọng điểm về lúa đặc sản của khu vực Tây Bắc. Trong thời gian tới,công ty sẽ tích cực phối hợp với chính quyền các cấp để nhân rộng mô hình canhtác lúa thông minh, từng bước đưa Điện Biên trở thành trung tâm sản xuất lúa gạogiảm phát thải hàng đầu không chỉ của Tây Bắc mà cả khu vực miền Bắc. Về khoản tiền thưởng từ báo cáo giảm tín chỉ carbon, công ty đang tích cực phôíhợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thủ tục, đảm bảo việc chi trả đượcthực hiện sớm và minh bạch cho các hộ nông dân đã tham gia mô hình.
Tại hội nghịtổng kết mô hình canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính vụ đôngxuân 2024 - 2025, đa số nông dân tham gia mô hình cho biết việc nắm bắt và triển khai theo phương pháp canhtác mới không quá khó khăn. Mô hình mang lại hiệu quả rõ rệt về mọimặt so với gieo cấy truyền thống. Tuy nhiên, theo quy trình sản xuất, sau khithu hoạch người dân không được đốt rơm rạ mà phải xử lý, hót dọn ra khỏi khu vựcđồng ruộng. Đây đang là vấn đề khó, các hộ dân chưa có giải pháp tối ưu nên đềnghị Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu hỗ trợ. Nếu vấn đề xử lý rơm rạ đượcgiải quyết, đảm bảo quy trình, người dân sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hìnhtrong các vụ lúa tiếp theo.

Người dân xã Thanh Xươngkiến nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường có giải pháp hỗ trợ xử lý rơm rạ sau thuhoạch.
Trao đổi về vấnđề này, ông Mai Văn Nam, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vậtnuôi tỉnh Điện Biên cho biết: Qua thực tế, đơn vịđã ghi nhận nhiều băn khoăn từ phía nông dân, đặc biệt là vấn đề xử lý rơm rạsau thu hoạch – một khâu quan trọng nếu muốn canh tác bền vững và giảm phát thải.Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch thu gom, chế biến rơm rạthành thức ăn chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp hữu ích, thay vì đốt gây ônhiễm. Đồng thời, cam kết hỗ trợ toàn bộ việc thu gom, xử lý rơm rạ sau thu hoạchcho diện tích lúa trong mô hình, giúp người dân yên tâm sản xuất, từng bước mởrộng diện tích canh tác lúa thông minh trên địa bàn.
Thực tế đãchứng minh hiệu quả mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thảikhí nhà kính. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học,nhà doanh nghiệp và nhà nông) kỳ vọng thời gian tới mô hình tiếptục được nhân rộng, từng bước đưa Điện Biên trở thành vùng nguyên liệu lúa gạochất lượng cao và phát triển bền vững.