Hiểu đúng về quy định tước giấy phép lái xe theo Nghị định 168/2024
Nhiều người hiểu sai rằng từ ngày áp dụng quy định Nghị định 168/2024 thì không còn bị tước giấy phép lái xe nhưng thực tế là người vi phạm có thể bị tước bằng lái xe thời gian lâu hơn quy định cũ.
Nhiều người tham gia giao thông bị nhầm lẫn rằng kể từ thời điểm Nghị định 168/2024 có hiệu lực (1-1-2025) thì vi phạm giao thông đã không còn bị xử lý với hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. Và cho rằng vi phạm giao thông chỉ còn bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe trên hệ thống VneID. Điều này có đúng hay không?

Dù là quy định mới hay quy định cũ đều có quy định các hành vi vi phạm bị tước giấy phép lái xe. Ảnh: TN
Trao đổi với PLO, Luật sư Đoàn Thị Hồng Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 168/2024, những trường hợp vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (1-1-2025) sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng quy định tại nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt (các quy định xử phạt theo Nghị định 100/2019, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021).
Ví dụ: Ngày 2-1-2025, cảnh sát giao thông phát hiện và giải quyết đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông của người dân và hành vi này đã xảy ra và kết thúc trước ngày 1-1-2025 thì theo quy định trên, phải áp dụng các quy định tại Nghị định 100/2019, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021 để xác định lỗi vi phạm và mức xử phạt đối với hành vi này.
Còn những trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện và được phát hiện từ ngày 1-1-2025 trở về sau, thì áp dụng quy định tại Nghị định 168/2024 để xử phạt.
Đồng thời, Nghị định 168/2024 cũng quy định nhiều hành vi vi phạm giao thông bị tước quyền giấy phép lái xe.
Theo Luật sư Hồng Linh, so sánh quy định về tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tại Nghị định cũ và mới, có thể thấy rằng, hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được áp dụng đối với những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm, xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có nguy cơ gây tai nạn rất cao cho bản thân và cộng đồng. Khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm không đủ điều kiện điều khiển phương tiện hợp pháp, qua đó hạn chế khả năng tái phạm.
Như vậy, các lỗi vi phạm theo Nghị định 168/2024 vẫn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe giống như tinh thần của Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) nhưng với mức xử phạt (thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe) lâu hơn.
Luật sư Đoàn Thị Hồng Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM
Cụ thể, đối với người điều khiển xe mô tô: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; Đua xe trái phép.
Đối với người điều khiển xe ô tô: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ; Đua xe trái phép.
Những hành vi vi phạm bị tước giấy phép lái xe theo quy định Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021) gồm:









Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe căn cứ theo Nghị định 168/2024 quy định bao gồm:



