Hiện trạng lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Huế

Lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa qua xuất hiện tình trạng bị đào bới. Hiện các cơ quan chức năng ở Huế vẫn đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Khu lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát (lăng Trường Thái), tọa lạc tại phường Long Hồ, quận Phú Xuân, TP Huế.

Khu lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát (lăng Trường Thái), tọa lạc tại phường Long Hồ, quận Phú Xuân, TP Huế.

Theo các tài liệu, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 - 1765. Thời chúa trị vì, đất đai, điền thổ được mở mang, góp phần hoàn thành công cuộc Nam tiến của dân tộc.

Theo các tài liệu, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 - 1765. Thời chúa trị vì, đất đai, điền thổ được mở mang, góp phần hoàn thành công cuộc Nam tiến của dân tộc.

Thời trị vì, chúa có nhiều cải cách được ban hành như phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Bộ máy hành chính chia làm 6 bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công.

Thời trị vì, chúa có nhiều cải cách được ban hành như phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Bộ máy hành chính chia làm 6 bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công.

Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều chính, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nhằm phân biệt y phục giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Do đó, Lê Quý Đôn trong sách "Phủ biên tạp lục" nhận xét: "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".

Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều chính, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nhằm phân biệt y phục giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Do đó, Lê Quý Đôn trong sách "Phủ biên tạp lục" nhận xét: "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".

Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, được táng tại lăng Trường Thái (TP Huế).

Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, được táng tại lăng Trường Thái (TP Huế).

Hình ảnh bức tường nhuốm màu thời gian tại lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Hình ảnh bức tường nhuốm màu thời gian tại lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Liên quan đến khu lăng mộ, ngày 5/1, lực lượng bảo vệ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ghi nhận 1 vị trí bị đào bới. Tại hiện trường, vẫn còn vương vãi lớp đất đá để lại. Khu vực bị đào được lấp lại nhưng vẫn còn mới, không xác định được cụ thể kích thước chiều sâu cụ thể.

Liên quan đến khu lăng mộ, ngày 5/1, lực lượng bảo vệ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ghi nhận 1 vị trí bị đào bới. Tại hiện trường, vẫn còn vương vãi lớp đất đá để lại. Khu vực bị đào được lấp lại nhưng vẫn còn mới, không xác định được cụ thể kích thước chiều sâu cụ thể.

Những dấu vết tại khu lăng mộ sau khi xảy ra tình trạng bị đào bới.

Những dấu vết tại khu lăng mộ sau khi xảy ra tình trạng bị đào bới.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan công an đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc. "Sau khi bảo vệ phát hiện, Trung tâm phối hợp với lực lượng chức năng địa phương mật phục nhưng chưa bắt được kẻ gian. Trung tâm cũng đang làm báo cáo UBND TP Huế và các ban ngành liên quan", lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nói.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan công an đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc. "Sau khi bảo vệ phát hiện, Trung tâm phối hợp với lực lượng chức năng địa phương mật phục nhưng chưa bắt được kẻ gian. Trung tâm cũng đang làm báo cáo UBND TP Huế và các ban ngành liên quan", lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nói.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hien-trang-lang-mo-chua-nguyen-phuc-khoat-o-hue-169250107171940621.htm
Zalo