Hàng trăm nghìn người dự Thánh lễ an táng, tiễn đưa Giáo hoàng Francis về nơi an nghỉ cuối cùng

Ngày 26/4, lãnh đạo nhiều nước và tín đồ từ khắp mọi nơi trên thế giới tập trung tại quảng trường thánh Peter ở Vatican để tiễn đưa Giáo hoàng Francis chặng đường cuối cùng. Linh cữu của Ngài sau đó được chuyển đến nơi an táng là Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome.

Thánh lễ an táng của Giáo hoàng Francis được cử hành vào lúc 10h sáng 26/4, theo giờ địa phương (tức 15h theo giờ Hà Nội). Hơn 140.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Rome và Vatican để bày tỏ lòng thành kính và tiễn biệt vị Giáo hoàng quá cố. (Nguồn: Reuters)

Thánh lễ an táng của Giáo hoàng Francis được cử hành vào lúc 10h sáng 26/4, theo giờ địa phương (tức 15h theo giờ Hà Nội). Hơn 140.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Rome và Vatican để bày tỏ lòng thành kính và tiễn biệt vị Giáo hoàng quá cố. (Nguồn: Reuters)

 Thánh lễ an táng ngoài trời được cử hành trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, do Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y Đoàn Giovanni Battista Re chủ trì, với sự đồng tế của khoảng 200 Hồng y, 700 Giám mục và 5.000 linh mục. (Nguồn: Sky News)

Thánh lễ an táng ngoài trời được cử hành trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, do Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y Đoàn Giovanni Battista Re chủ trì, với sự đồng tế của khoảng 200 Hồng y, 700 Giám mục và 5.000 linh mục. (Nguồn: Sky News)

Hồng y Niên trưởng Re thực hiện nghi lễ Phụng vụ Thánh thể, nghi thức trọng tâm của mọi Thánh lễ Công giáo La Mã, nhằm tưởng nhớ bữa Tiệc Ly, nơi Chúa Jesus bẻ bánh và chia sẻ ly rượu với các tông đồ. Nghi lễ bắt đầu bằng thánh ca dâng lễ, đoàn rước bánh và rượu đến bàn thờ, sau đó là nghi thức thánh hiến bánh và rượu để chúng trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông. Điều này nhằm tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. (Nguồn: Reuters)

Hồng y Niên trưởng Re thực hiện nghi lễ Phụng vụ Thánh thể, nghi thức trọng tâm của mọi Thánh lễ Công giáo La Mã, nhằm tưởng nhớ bữa Tiệc Ly, nơi Chúa Jesus bẻ bánh và chia sẻ ly rượu với các tông đồ. Nghi lễ bắt đầu bằng thánh ca dâng lễ, đoàn rước bánh và rượu đến bàn thờ, sau đó là nghi thức thánh hiến bánh và rượu để chúng trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông. Điều này nhằm tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. (Nguồn: Reuters)

Quan tài của Giáo hoàng Francis được long trọng chuyển ra từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter - nơi suốt nhiều ngày qua, hàng nghìn tín hữu từ khắp thế giới đã kiên nhẫn xếp hàng dài để được vào viếng và dâng lời cầu nguyện tiễn biệt Ngài lần cuối. (Nguồn: Reuters)

Quan tài của Giáo hoàng Francis được long trọng chuyển ra từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter - nơi suốt nhiều ngày qua, hàng nghìn tín hữu từ khắp thế giới đã kiên nhẫn xếp hàng dài để được vào viếng và dâng lời cầu nguyện tiễn biệt Ngài lần cuối. (Nguồn: Reuters)

Những người khiêng quan tài đưa linh cữu trở lại bên trong sau buổi lễ. (Nguồn: Reuters)

Những người khiêng quan tài đưa linh cữu trở lại bên trong sau buổi lễ. (Nguồn: Reuters)

Đoàn rước tiến đến những khoảnh khắc cuối cùng trong Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ở nghi thức lời nguyện cộng đoàn, lời cầu nguyện được đọc bằng 7 thứ tiếng là Italy, Pháp, Arab, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Đức và tiếng Trung. Đây là lần đầu tiên tiếng Trung được sử dụng trong tang lễ của một giáo hoàng, đánh dấu sự thay đổi trong tang lễ Giáo hoàng Francis so với những người tiền nhiệm. (Nguồn: Reuters)

Đoàn rước tiến đến những khoảnh khắc cuối cùng trong Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ở nghi thức lời nguyện cộng đoàn, lời cầu nguyện được đọc bằng 7 thứ tiếng là Italy, Pháp, Arab, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Đức và tiếng Trung. Đây là lần đầu tiên tiếng Trung được sử dụng trong tang lễ của một giáo hoàng, đánh dấu sự thay đổi trong tang lễ Giáo hoàng Francis so với những người tiền nhiệm. (Nguồn: Reuters)

Sinh năm 1936 tại Buenos Aires (Argentina), tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, Đức Giáo hoàng Francis trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo vào ngày 13/3/2013. Ông cũng là người Mỹ Latinh, vị Giáo hoàng thuộc Dòng Tên và cũng là vị Giáo hoàng không đến từ châu Âu đầu tiên trong hơn một thiên niên kỷ. (Nguồn: Reuters)

Sinh năm 1936 tại Buenos Aires (Argentina), tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, Đức Giáo hoàng Francis trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo vào ngày 13/3/2013. Ông cũng là người Mỹ Latinh, vị Giáo hoàng thuộc Dòng Tên và cũng là vị Giáo hoàng không đến từ châu Âu đầu tiên trong hơn một thiên niên kỷ. (Nguồn: Reuters)

Trong lúc cử hành Thánh tang lễ, nhiều tín hữu không thể giấu nổi nỗi đau buồn và lòng tiếc thương sâu sắc dành cho Đức Giáo hoàng quá cố. (Nguồn: Reuters)

Trong lúc cử hành Thánh tang lễ, nhiều tín hữu không thể giấu nổi nỗi đau buồn và lòng tiếc thương sâu sắc dành cho Đức Giáo hoàng quá cố. (Nguồn: Reuters)

Ngay từ 9h sáng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania đã đến Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Tại đây, hai người dành một phút mặc niệm trang nghiêm trước thi hài Giáo hoàng Francis, sau đó được đưa đến khu vực dành riêng cho khách mời. (Nguồn: Reuters)

Ngay từ 9h sáng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania đã đến Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Tại đây, hai người dành một phút mặc niệm trang nghiêm trước thi hài Giáo hoàng Francis, sau đó được đưa đến khu vực dành riêng cho khách mời. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân Rosângela Janja da Silva cũng có mặt từ rất sớm để tham dự buổi lễ. (Nguồn: CNN)

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân Rosângela Janja da Silva cũng có mặt từ rất sớm để tham dự buổi lễ. (Nguồn: CNN)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phu nhân tại Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phu nhân tại Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte Marie-Claude Macron tới dự lễ tang. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte Marie-Claude Macron tới dự lễ tang. (Nguồn: Reuters)

Thân vương William, đại diện cho Hoàng gia Anh, cũng có mặt tại buổi lễ từ sớm. (Nguồn: CNN)

Thân vương William, đại diện cho Hoàng gia Anh, cũng có mặt tại buổi lễ từ sớm. (Nguồn: CNN)

 Thủ tướng Đức Olaf Scholz (ngồi ở hàng ghế thứ ba, bên phải). (Nguồn: CNN)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (ngồi ở hàng ghế thứ ba, bên phải). (Nguồn: CNN)

Một bé gái đứng chờ bên ngoài Vương cung Thánh đường để đón Đức Giáo hoàng. (Nguồn: Reuters)

Một bé gái đứng chờ bên ngoài Vương cung Thánh đường để đón Đức Giáo hoàng. (Nguồn: Reuters)

Nhiều màn hình lớn được lắp đặt tại quảng trường và các tuyến đường dẫn vào trung tâm để phục vụ dòng người đổ về tham dự Thánh lễ an táng Đức Giáo hoàng. Các quảng trường khác ở Rome cũng được trang bị màn hình lớn do có rất đông người đổ về khu vực này trong ngày diễn ra buổi lễ. Từ khắp nơi trên thế giới, các tín hữu và những người yêu mến Ngài cũng lặng lẽ theo dõi Thánh lễ an táng qua truyền hình trực tuyến, cùng nhau chia sẻ nỗi đau mất mát to lớn. (Nguồn: CNN)

Nhiều màn hình lớn được lắp đặt tại quảng trường và các tuyến đường dẫn vào trung tâm để phục vụ dòng người đổ về tham dự Thánh lễ an táng Đức Giáo hoàng. Các quảng trường khác ở Rome cũng được trang bị màn hình lớn do có rất đông người đổ về khu vực này trong ngày diễn ra buổi lễ. Từ khắp nơi trên thế giới, các tín hữu và những người yêu mến Ngài cũng lặng lẽ theo dõi Thánh lễ an táng qua truyền hình trực tuyến, cùng nhau chia sẻ nỗi đau mất mát to lớn. (Nguồn: CNN)

Chiếc xe tang chở thi hài người lãnh đạo tinh thần Giáo hội Công giáo chậm rãi di chuyển qua các địa danh nổi tiếng của thành phố trong không khí tiếc thương sâu sắc. Khi linh cữu rời Vatican và tiến vào trung tâm Rome, những tràng vỗ tay xúc động vang lên như lời tiễn biệt cuối cùng gửi tới vị Giáo hoàng kính mến. (Nguồn: Reuters)

Chiếc xe tang chở thi hài người lãnh đạo tinh thần Giáo hội Công giáo chậm rãi di chuyển qua các địa danh nổi tiếng của thành phố trong không khí tiếc thương sâu sắc. Khi linh cữu rời Vatican và tiến vào trung tâm Rome, những tràng vỗ tay xúc động vang lên như lời tiễn biệt cuối cùng gửi tới vị Giáo hoàng kính mến. (Nguồn: Reuters)

Điểm dừng chân cuối cùng của xe tang là Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, cách Nhà thờ Thánh Peter khoảng 5,5 km, theo đúng di nguyện của Ngài. Giáo hoàng mong muốn được an táng dưới lòng đất, “không trang trí đặc biệt”, chỉ để lại cho nhân thế một cái tên bằng tiếng Latinh trên bia đá: Franciscus. (Ảnh: CNN)

Điểm dừng chân cuối cùng của xe tang là Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, cách Nhà thờ Thánh Peter khoảng 5,5 km, theo đúng di nguyện của Ngài. Giáo hoàng mong muốn được an táng dưới lòng đất, “không trang trí đặc biệt”, chỉ để lại cho nhân thế một cái tên bằng tiếng Latinh trên bia đá: Franciscus. (Ảnh: CNN)

Chín ngày sau Thánh tang lễ, Mật nghị Hồng y sẽ được tổ chức để bầu chọn Giáo hoàng mới. (Nguồn: Reuters)

Chín ngày sau Thánh tang lễ, Mật nghị Hồng y sẽ được tổ chức để bầu chọn Giáo hoàng mới. (Nguồn: Reuters)

Tín đồ Công giáo khắp nơi trên thế giới cũng bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Giáo hoàng Francis. Một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy biển người cầm nến trong Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại quảng trường Tasitolu ở Dili, Timor Lestee. (Nguồn: AFP)

Tín đồ Công giáo khắp nơi trên thế giới cũng bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Giáo hoàng Francis. Một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy biển người cầm nến trong Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại quảng trường Tasitolu ở Dili, Timor Lestee. (Nguồn: AFP)

Một gia đình Công giáo tại Colombo, Sri Lanka theo dõi truyền hình trực tiếp lễ tang Giáo hoàng Francis tại quảng trường Thánh Peter, Vatican. (Nguồn: Getty)

Một gia đình Công giáo tại Colombo, Sri Lanka theo dõi truyền hình trực tiếp lễ tang Giáo hoàng Francis tại quảng trường Thánh Peter, Vatican. (Nguồn: Getty)

Các giáo sĩ tập trung sau Thánh lễ cầu hồn tưởng niệm Giáo hoàng Francis tại nhà thờ Công giáo St. Pius X ở Pretoria, Nam Phi. (Nguồn: EPA-EFE)

Các giáo sĩ tập trung sau Thánh lễ cầu hồn tưởng niệm Giáo hoàng Francis tại nhà thờ Công giáo St. Pius X ở Pretoria, Nam Phi. (Nguồn: EPA-EFE)

Sinh thời, Giáo hoàng Francis có lối sống khiêm nhường, tinh thần cải cách và cam kết mạnh mẽ với công bằng xã hội, từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế đến việc hỗ trợ các cộng đồng yếu thế. Ngay sau khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, Vatican thông báo bắt đầu thời gian để tang trong 9 ngày được gọi là Novendiale và Tòa thánh bước vào thời kỳ được gọi là "sede vacante" – trống ngôi. Thời kỳ trống ngôi sẽ kéo dài cho đến khi Hội đồng Hồng y - cơ quan bao gồm tất cả Hồng y trong Giáo hội Công giáo - tiến hành “mật nghị Hồng y” bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, tổ chức có hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. (Nguồn: CNN)

Sinh thời, Giáo hoàng Francis có lối sống khiêm nhường, tinh thần cải cách và cam kết mạnh mẽ với công bằng xã hội, từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế đến việc hỗ trợ các cộng đồng yếu thế. Ngay sau khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, Vatican thông báo bắt đầu thời gian để tang trong 9 ngày được gọi là Novendiale và Tòa thánh bước vào thời kỳ được gọi là "sede vacante" – trống ngôi. Thời kỳ trống ngôi sẽ kéo dài cho đến khi Hội đồng Hồng y - cơ quan bao gồm tất cả Hồng y trong Giáo hội Công giáo - tiến hành “mật nghị Hồng y” bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, tổ chức có hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. (Nguồn: CNN)

(theo Sky News)

Ngọc Anh - Thanh Vân

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/hang-tram-nghin-nguoi-du-thanh-le-an-tang-tien-dua-giao-hoang-francis-ve-noi-an-nghi-cuoi-cung-312471.html
Zalo