Hai tỉnh nào từng sáp nhập thành Minh Hải?
Minh Hải từng là một tỉnh ở nước ta. Trải qua thời gian sáp nhập và chia tách, địa giới hành chính của tỉnh này có nhiều đổi thay.
1. Hai tỉnh nào sáp nhập thành Minh Hải?
Kiên Giang - An Giang
0%
Bạc Liêu - Kiên Giang
0%
Cà Mau - Bạc Liêu
0%
Chính xác
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Theo đó, hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải.
Tỉnh Minh Hải có thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và 7 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.
2. Lúc mới hợp nhất Bạc Liêu - Cà Mau, tên gọi của tỉnh mới là gì?
Bạc Liêu - Cà Mau
0%
Minh Hải
0%
Chính xác
Tháng 2/1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau. Đến gần giữa năm 1976, tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải. Như vậy, khi mới hợp nhất hai tỉnh, tên gọi ban đầu là tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau.
3. Tỉnh Minh Hải tồn tại trong thời gian bao lâu?
19 năm
0%
20 năm
0%
23 năm
0%
Chính xác
Tỉnh Minh Hải tồn tại trong thời gian 20 năm.
Tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Trong đó, hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải.
Đến ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Việc thực hiện tách tỉnh có hiệu lực từ ngày 1/1/1997.
4. Nơi nào có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều?
Mũi Điện
0%
Mũi Cà Mau
0%
Mũi Đôi
0%
Chính xác
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Phần đất liền của tỉnh nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách TPHCM 370km, cách thành phố Cần Thơ 180km về phía Nam. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với 3 mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
5. Tên gọi Bạc Liêu có nghĩa là gì?
Xóm nhiều tiền
0%
Xóm giàu, làm nghề gia công vàng bạc
0%
Xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển
0%
Chính xác
Danh xưng “Bạc Liêu” đọc theo tiếng Trung giọng Triều Châu là Pô Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”.
Một giả thuyết khác cho rằng Pô là bót, đồn còn Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào.
Còn người Pháp căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất này là Phêcheri – chaume (đánh cá và cỏ tranh). Ngoài ra còn một số giả thuyết khác.
6. Tỉnh nào sau đây không có đồi núi?
Kiên Giang
0%
An Giang
0%
Bạc Liêu
0%
Chính xác
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ Đông, cách TPHCM 280km (về phía Bắc). Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Tỉnh Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi nên không có chấn động địa chấn lớn. Địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt.
7. Tại quảng trường Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu có đặt biểu tượng 3 dân tộc. Đó là các dân tộc gì?
Kinh, Chăm, Hoa
0%
Kinh, Khmer, Hoa
0%
Kinh, Khmer, Chăm
0%
Chính xác
Tại quảng trường Hùng Vương (đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, thành phố Bạc Liêu) có đặt biểu tượng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.