Hai sai lầm 'chí mạng' khiến cặp vợ chồng già sống chật vật dù lương hưu hơn 32 triệu/tháng

Những tưởng với mức lương hưu cao như thế họ sẽ có những tháng ngày tuổi già an nhàn nhưng thực tế lại là chuỗi ngày nợ nần, thắt lưng buộc bụng.

Ông Giang và bà Ly là cặp vợ chồng (ở TQ) đã về hưu được hơn 10 năm. Sau nhiều năm công tác, cuối cùng họ cũng có được thời gian nghỉ ngơi ở những năm cuối đời.

Với khoản lương hưu của 2 ông bà lên đến 9.000 NDT/tháng (hơn 32 triệu đồng), ai cũng tưởng rằng họ sẽ có những tháng ngày không phải lo lắng về tài chính. Song thực tế lại chẳng màu hồng như thế.

Với 2 quyết định sai lầm, ở những năm 73 tuổi, vợ chồng ông Giang phải thốt lên số tiền lương hưu đó hoàn toàn không đủ để họ chi tiêu.

Thay vì an nhàn tuổi già, cặp vợ chồng già lại gánh thêm khoản nợ lớn, sống trong cảnh chật vật, lo lắng từng ngày vì đầu tư tài chính không đúng cách. Ảnh minh họa

Thay vì an nhàn tuổi già, cặp vợ chồng già lại gánh thêm khoản nợ lớn, sống trong cảnh chật vật, lo lắng từng ngày vì đầu tư tài chính không đúng cách. Ảnh minh họa

1. Đầu tư tài chính thiếu kiến thức – "Cú trượt dài" ở tuổi nghỉ hưu

Với mong muốn có cuộc sống thoải mái hơn, vợ chồng ông Giang quyết định đầu tư tài chính.

Nghe theo những lời chào mời hấp dẫn từ các tư vấn viên, họ rút toàn bộ tiền tiết kiệm để "đánh liều".

Nhưng chỉ sau một năm, khoản đầu tư không sinh lời mà còn "bốc hơi" hoàn toàn.

Không dừng lại ở đó, ông Giang còn vay mượn để "gỡ gạc". Hậu quả là thay vì an nhàn tuổi già, họ lại gánh thêm khoản nợ lớn, sống trong cảnh chật vật, lo lắng từng ngày.

2. Bao bọc con cái quá mức – Gánh nặng tài chính không hồi kết

Con trai của ông bà, anh Khương, dù đã trưởng thành, vẫn không có việc làm ổn định và tiêu xài hoang phí.

Thương con, bà Ly thường xuyên chuyển tiền hỗ trợ. Hành động này lặp đi lặp lại khiến người con ngày càng ỷ lại, không chịu tự lập.

Mỗi tháng, ông bà vẫn phải chu cấp cho con trai, càng khiến khoản lương hưu tưởng chừng "dư dả" trở nên thiếu trước hụt sau.

Với những gì đang diễn ra, ông Giang và bà Ly phải thừa nhận rằng khoản lương hưu lên đến 9.000 NDT/tháng hoàn toàn không đủ để trang trải ở những năm cuối đời.

2 ông bà buộc phải cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm 1 cách tối đa. Thậm chí, ông bà cũng phải tìm kiếm 1 số công việc phù hợp với hy vọng gia tăng thu nhập.

Đối mặt với những khó khăn ở năm cuối đời, ông Giang và bà Ly bắt đầu suy nghĩ về những lỗi lầm của mình. Họ nhận ra đầu tư không phải là chuyện đơn giản mà cần phải có kiến thức.

Đồng thời, họ cũng hiểu rằng cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập thay vì mù quáng gánh vác cuộc sống giúp con.

Người già nên làm gì để về hưu an nhàn, hạnh phúc?

Về hưu không chỉ là nghỉ ngơi, mà còn là hành trình mới để sống khỏe, sống vui và sống vững vàng về tài chính.

Để tận hưởng những năm tháng cuối đời một cách trọn vẹn, người cao tuổi cần chuẩn bị kỹ càng cả về tâm lý lẫn tài chính.

An nhàn tuổi già không đến từ mức lương hưu cao, mà từ cách sống chủ động, hiểu biết và tự chủ. Ảnh minh họa

An nhàn tuổi già không đến từ mức lương hưu cao, mà từ cách sống chủ động, hiểu biết và tự chủ. Ảnh minh họa

Dưới đây là những việc người già nên làm để về hưu an nhàn và hạnh phúc:

1. Quản lý tài chính cá nhân thông minh

Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng: Xác định thu nhập (lương hưu, tiết kiệm, trợ cấp) và nhu cầu chi tiêu thực tế hằng tháng.

Tránh đầu tư mạo hiểm: Nếu không có kiến thức sâu, hãy chọn hình thức đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm kỳ hạn, trái phiếu chính phủ.

Duy trì quỹ dự phòng: Luôn có ít nhất 6 tháng chi tiêu cơ bản để ứng phó với những tình huống bất ngờ (bệnh tật, sửa chữa…).

2. Nuôi dưỡng lối sống tự chủ, không phụ thuộc

Không dựa dẫm vào con cái, cũng không để con cái lệ thuộc vào mình.

Thiết lập ranh giới tài chính: Giúp đỡ con cái có chừng mực, dạy con sự tự lập thay vì hỗ trợ vô điều kiện.

Tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ hưu trí, làm thêm nhẹ nhàng nếu thích: Vừa có thêm thu nhập, vừa giữ tinh thần lạc quan.

3. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Khám sức khỏe định kỳ, duy trì vận động: Đi bộ, yoga, dưỡng sinh…

Giữ lối sống tích cực, tinh thần thoải mái: Tránh lo âu, trầm cảm do thay đổi cuộc sống sau khi nghỉ hưu.

Kết nối bạn bè, cộng đồng: Có đời sống tinh thần phong phú là "chìa khóa vàng" giúp người cao tuổi hạnh phúc.

4. Chuẩn bị kế hoạch hưu trí từ sớm

Tích lũy tài chính từ khi còn đi làm.

Tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế phù hợp.

Sớm hình dung về cuộc sống tuổi già mong muốn để có bước chuẩn bị phù hợp.

5. Sống ý nghĩa, sống cho chính mình

Học điều mới: Đọc sách, học vẽ, làm vườn, chơi nhạc…

Chia sẻ kinh nghiệm sống, truyền cảm hứng: Viết blog, làm tình nguyện…

Tự chăm sóc bản thân và sống theo cách mình muốn, thay vì chỉ lo cho người khác.

An nhàn tuổi già không đến từ mức lương hưu cao, mà từ cách sống chủ động, hiểu biết và tự chủ.

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hai-sai-lam-chi-mang-khien-cap-vo-chong-gia-song-chat-vat-du-luong-huu-hon-32-trieu-thang-172250528151102865.htm
Zalo