Hải Dương: Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm và lễ Mông Sơn thí thực tại Côn Sơn

Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả và Lễ Mông Sơn thí thực vừa được Ban Tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 tổ chức trang trọng tại khu di tích Côn Sơn, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Sáng 20/2, (tức sáng 23 tháng Giêng âm lịch), Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả đã được Ban Tổ chức Lễ hội cử hành trang trọng.

Các đại biểu thành kính dâng hương tưởng niệm công đức của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả trước Tiền đường chùa Côn Sơn.

Các đại biểu thành kính dâng hương tưởng niệm công đức của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả trước Tiền đường chùa Côn Sơn.

Tại chùa Côn Sơn, Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì khóa lễ. Dự lễ giỗ có đại diện thành viên Ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; cùng các đại biểu, người dân và du khách thập phương.

Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì khóa lễ cúng Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả trong chùa Côn Sơn.

Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì khóa lễ cúng Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả trong chùa Côn Sơn.

Đây là một trong những nghi thức truyền thống, quan trọng, được tổ chức tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm, nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả - một trong 3 vị tổ có công lao to lớn trong phát triển thiền phái Trúc Lâm và tôn tạo cảnh quan Côn Sơn.

Dự lễ giỗ có đại diện thành viên Ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; cùng các đại biểu, người dân và du khách thập phương.

Dự lễ giỗ có đại diện thành viên Ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; cùng các đại biểu, người dân và du khách thập phương.

Chiều cùng ngày (tức chiều 23 tháng Giêng âm lịch), tại sân chùa Côn Sơn, Ban tổ chức Lễ hội tổ chức Lễ Mông Sơn thí thực. Đây là nội dung cuối cùng của chương trình Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay.

Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì Lễ đàn Mông Sơn thí thực tại sân chùa Côn Sơn.

Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì Lễ đàn Mông Sơn thí thực tại sân chùa Côn Sơn.

Mông Sơn thí thực là một trong những nghi lễ quan trọng của Phật giáo. Lễ Mông Sơn thí thực tại chùa Côn Sơn do Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả sáng lập, được phục dựng lại từ năm 2006 đến nay.

Đàn Mông Sơn được dựng ở sân chùa trước cửa tiền đường gồm đàn chính và đàn bàn tiến. Trên đàn lễ có tượng Phật tọa, lễ phẩm, hoa nghi, hương nến… Chạy dọc hai bên từ đàn chính đến đàn bàn tiến bày nhiều mâm lễ với các đồ chay như bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo gạo, cơm chay, mía… để ban phát cho chúng sinh chầu đàn nơi cửa Phật.

Đồ lễ gồm bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo gạo, cơm chay, mía… được bày hai bên đường "chạy đàn".

Đồ lễ gồm bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo gạo, cơm chay, mía… được bày hai bên đường "chạy đàn".

Tại đây, các nhà sư thực hiện khóa lễ cúng đàn với các nghi thức nhiễu đàn, khóa cúng Phật, cúng Thánh, cúng lịch đại Tổ sư, bắt quyết, múa long hồ, sái tịnh chân ngôn, khai hoa kết ấn, dâng sớ cầu an, nguyện cho thế giới hòa bình, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu... Lễ Mông Sơn thí thực từ lâu đã trở thành nét văn hóa tâm linh tiêu biểu trong lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm.

Theo các nguồn tài liệu, Huyền Quang Tôn giả (1254 - 1334), tên thật là Lý Đạo Tái (quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Theo “Tổ gia thực lục”, từ nhỏ ông đã có khiếu văn chương, tư chất thông minh, hiếu học, năm 20 tuổi, đỗ thi hương rồi năm sau đỗ đầu thi hội (1274); được bổ dụng vào Viện Nội hàn của triều đình, từng tiếp sứ Bắc bởi ông thông thạo thư tịch, giỏi đối đáp, ứng xử…

Lý Đạo Tái làm quan khoảng 20 năm, đến 51 tuổi thì xin xuất gia cửa thiền. Mặc dù xuất gia ở tuổi trung niên, nhưng ông lại là người có khí chất của một bậc tu hành chân chính, một vị lãnh đạo giáo hội tương lai. Huyền Quang được chọn làm phụ tá bên Tổ Trần Nhân Tông, cùng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nơi thuyết giảng Kinh Phật.

Trần Nhân Tông còn ban cho Huyền Quang tòa trầm hương để giảng cho đồ chúng và giao trọng trách soạn các sách về Phật học như Chư phẩm kinh, Công văn tập, Thích khoa giáo…

Khoảng năm 1317, ông được Pháp Loa truyền y bát của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa viên tịch năm 1330, ông kế thừa làm Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên ông giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm. Ông đến trụ trì Thanh Mai 6 năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hóa. Tại đây, ông có công tôn tạo mở rộng chùa với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đài Cửu phẩm Liên hoa, Am Bạch Vân, xây dựng tăng viện, đào tạo tăng ni, giảng kinh thuyết pháp… đưa Côn Sơn trở thành đại danh lam, đại tùng lâm.

Ngày 23 tháng Giêng năm Khai Hựu thứ 6 (1334), Đệ Tam Tổ Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông đã ban thụy hiệu là Trúc Lâm Thiền sư Đệ tam đại, đặc phong tự pháp Huyền Quang Tôn giả. Ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Huyền Quang đã trở thành ngày giỗ tổ của chùa Côn Sơn hằng năm.

Thanh Tuấn Anh

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/hai-duong-le-gio-de-tam-to-truc-lam-va-le-mong-son-thi-thuc-tai-con-son-38487.html
Zalo