Hạ tầng giao thông phát triển tiếp sức cho khát vọng 'rồng bay lên' của Hà Nội

Sau 70 năm xây dựng, một trong những đổi thay, dấu ấn đậm nét nhất của Thủ đô Hà Nội đó là hạ tầng giao thông, phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại.

Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), Thủ đô Hà Nội không chỉ phát triển về quy mô mà còn lột xác về hạ tầng giao thông đô thị.

Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), Thủ đô Hà Nội không chỉ phát triển về quy mô mà còn lột xác về hạ tầng giao thông đô thị.

Bằng nhiều nỗ lực, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Bằng nhiều nỗ lực, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố.

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32 km), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58 km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46 km của 7 tuyến đường vành đai.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32 km), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58 km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46 km của 7 tuyến đường vành đai.

Nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh được xây dựng để kết nối giữa dự án Vành đai 3 với đại lộ Thăng Long và phù hợp với các dự án, quy hoạch có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường cao tốc. Dự án được đưa vào khai thác tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông qua nút giao, giảm chi phí, thời gian chờ đợi do ùn tắc giao thông.

Nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh được xây dựng để kết nối giữa dự án Vành đai 3 với đại lộ Thăng Long và phù hợp với các dự án, quy hoạch có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường cao tốc. Dự án được đưa vào khai thác tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông qua nút giao, giảm chi phí, thời gian chờ đợi do ùn tắc giao thông.

Trục đường đại lộ Thăng Long.

Trục đường đại lộ Thăng Long.

Dọc các tuyến đường là không gian phát triển rất lớn được tạo lập.

Dọc các tuyến đường là không gian phát triển rất lớn được tạo lập.

Toàn cảnh trục đường Vành đai 2.

Toàn cảnh trục đường Vành đai 2.

Trục đường vành đai 3 chạy xuyên tâm khu vực nội thành Hà Nội.

Trục đường vành đai 3 chạy xuyên tâm khu vực nội thành Hà Nội.

Đường Vành đai 3 khu vực đi qua Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm.

Đường Vành đai 3 khu vực đi qua Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân.

Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sau hơn 14 năm triển khai xây dựng được đưa vào khai thác từ ngày 8/8/2024.

Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sau hơn 14 năm triển khai xây dựng được đưa vào khai thác từ ngày 8/8/2024.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km chính thức vận hành ngày 6/11/2021.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km chính thức vận hành ngày 6/11/2021.

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy được thông xe toàn tuyến vào đầu năm 2023 sau hơn 4 năm thi công.

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy được thông xe toàn tuyến vào đầu năm 2023 sau hơn 4 năm thi công.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm Tp.Hà Nội gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm Tp.Hà Nội gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch thông xe vào tháng 6/2023.

Cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch thông xe vào tháng 6/2023.

Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển với 4 tầng giao thông.

Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển với 4 tầng giao thông.

Nút giao Yên Mỹ trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - một trong những cửa ngõ vào Tp.Hà Nội.

Nút giao Yên Mỹ trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - một trong những cửa ngõ vào Tp.Hà Nội.

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của Hà Nội được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Cầu và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp.

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của Hà Nội được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Cầu và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, thông xe vào tháng 8/2023 sau 2,5 năm thi công.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, thông xe vào tháng 8/2023 sau 2,5 năm thi công.

Cầu Đông Trù có chiều dài 1.240m, trong đó cầu chính dài 500m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/9/2006 và chính thức khánh thành ngày 9/10/2014. Khi được đưa vào sử dụng cầu đã góp phần đáng kể vào việc giảm tải giao thông giữa hai bên bờ sông Đuống, cũng như của Hà Nội.

Cầu Đông Trù có chiều dài 1.240m, trong đó cầu chính dài 500m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/9/2006 và chính thức khánh thành ngày 9/10/2014. Khi được đưa vào sử dụng cầu đã góp phần đáng kể vào việc giảm tải giao thông giữa hai bên bờ sông Đuống, cũng như của Hà Nội.

Tới đây thành phố sẽ tập trung đầu tư thêm hàng loạt cây cầu quan trọng khác như: Hồng Hà, Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở… tạo kết nối có tính tương hỗ với nhau.

Tới đây thành phố sẽ tập trung đầu tư thêm hàng loạt cây cầu quan trọng khác như: Hồng Hà, Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở… tạo kết nối có tính tương hỗ với nhau.

Trong thời gian tới, Hà Nội xác định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hệ thống giao thông đô thị và giao thông kết nối, hướng tới xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ người dân và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn của Thủ đô trong tương lai.

Trong thời gian tới, Hà Nội xác định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hệ thống giao thông đô thị và giao thông kết nối, hướng tới xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ người dân và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn của Thủ đô trong tương lai.

Hiện nay, Hà Nội cũng đang tập trung triển khai một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn, tiêu biểu là tuyến đường vành đai 4.

Hiện nay, Hà Nội cũng đang tập trung triển khai một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn, tiêu biểu là tuyến đường vành đai 4.

Dự án hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội) được khởi công từ tháng 10/2022, hiện đang trong quá trình gấp rút thi công.

Dự án hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội) được khởi công từ tháng 10/2022, hiện đang trong quá trình gấp rút thi công.

Giao thông đã và đang đánh thức khát vọng "rồng bay lên" của Hà Nội.

Giao thông đã và đang đánh thức khát vọng "rồng bay lên" của Hà Nội.

Hữu Thắng - Mạnh Quốc

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ha-tang-giao-thong-phat-trien-tiep-suc-cho-khat-vong-rong-bay-len-cua-ha-noi-204241009164023776.htm
Zalo