Hà Nội thông tin về ca bệnh viêm não mô cầu đầu tiên trong năm

Ngày 13/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin về trường hợp đầu tiên mắc bệnh não mô cầu trên địa bàn trong năm 2025. Bệnh nhân là bé trai 3 tháng tuổi, cư trú tại quận Thanh Xuân, chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày 29/3 với biểu hiện sốt cao, quấy khóc liên tục và bú kém. Ngày 30/3, bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám và điều trị.

Viêm màng não do não mô cầu là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong dao động từ 10 đến 15% và khoảng 20% số trường hợp sống sót phải đối mặt với các di chứng nặng nề lâu dài.

Viêm màng não do não mô cầu là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong dao động từ 10 đến 15% và khoảng 20% số trường hợp sống sót phải đối mặt với các di chứng nặng nề lâu dài.

Tại đây, kết quả xét nghiệm dịch não tủy cho thấy dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định. Tuy nhiên, ca bệnh này là lời cảnh báo rõ ràng về nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát nếu cộng đồng chủ quan trong việc tiêm phòng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Viêm màng não do não mô cầu là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong dao động từ 10 đến 15% và khoảng 20% số trường hợp sống sót phải đối mặt với các di chứng nặng nề lâu dài.

Vi khuẩn gây bệnh thường cư trú tại vùng niêm mạc hầu họng và lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh hoặc người lành mang trùng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh có thể khởi phát đột ngột với các biểu hiện ban đầu không điển hình như sốt, buồn nôn, chán ăn, đau họng… khiến người bệnh dễ chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện rõ rệt hơn như phát ban xuất huyết, cứng cổ, sợ ánh sáng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới hôn mê, co giật, mê sảng, mất ý thức, thậm chí tử vong. Dù vậy, viêm màng não do não mô cầu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị.

Để phòng bệnh, ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân và môi trường sống; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; hạn chế tụ tập nơi đông người; sát khuẩn các bề mặt và vật dụng thường xuyên tiếp xúc, đặc biệt là trong khu vực có dịch.

Những người từng tiếp xúc gần với bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ các biểu hiện nghi ngờ và có thể được sử dụng thuốc dự phòng như penicillin hoặc sunfamit theo chỉ định của bác sỹ.

Đặc biệt, tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và chủ động nhất hiện nay. Theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, chuyên gia tiêm chủng của Hệ thống Safpo/Potec, vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm huyết thanh, trong đó năm nhóm thường gặp ở Việt Nam là A, B, C, Y và W-135.

Trong đó, nhóm B được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi, chiếm đến 65% số ca mắc. Trẻ dưới 5 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần so với dân số nói chung, với tỷ lệ mắc lên tới 3,6/100.000.

Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch không chỉ bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ mắc bệnh, mà còn góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, giảm nguy cơ lây lan rộng rãi.

Bên cạnh vắc-xin não mô cầu, người dân cũng nên chú trọng tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh về não khác như phế cầu, sởi, thủy đậu... nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc chồng chéo các bệnh lý truyền nhiễm, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa và nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như hiện nay.

Ngoài vi khuẩn não mô cầu, viêm màng não còn có thể do các tác nhân khác như phế cầu, enterovirus… gây ra. Mỗi nguyên nhân sẽ có các đặc điểm lâm sàng và phác đồ điều trị khác nhau.

Do đó, việc phân biệt chính xác loại vi khuẩn gây bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng nặng cho người bệnh.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/ha-noi-thong-tin-ve-ca-benh-viem-nao-mo-cau-dau-tien-trong-nam-d267232.html
Zalo