Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm Quốc gia được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số địa phương lân cận.

 Công trình thi công Dự án đường Vành đai 4.

Công trình thi công Dự án đường Vành đai 4.

Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, gồm 58,2 km qua địa phận Hà Nội, còn lại là 9,7 km tuyến nối với cao tốc Hà Nội-Hạ Long và phần đi qua các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Theo dự thảo Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, quỹ đất phụ cận tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn 8 quận, huyện có diện tích khoảng 18.450 ha.

Trong đó, huyện Sóc Sơn: 724ha; Mê Linh: 2.441ha; Đan Phượng: 2.094ha; Hoài Đức: 3.345ha; Hà Đông: 775ha; Thanh Oai: 2.562ha; Thanh Trì: 533ha; Thường Tín: 5.976ha với 40 khu đất; trong đó diện tích có thể khai thác khoảng 8.725,5ha.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Minh Tấn, cùng với việc khẩn trương tập trung đầu tư, thi công xây dựng tuyến đường, việc định hướng phát triển đô thị hai bên trục Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra nhằm khai thác không gian, đất đai, tăng hiệu quả đầu tư, tạo nguồn lực phát triển cho các địa phương.

Tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết thông qua Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ngày 4/4, đa số đại biểu cho rằng, việc triển khai thực hiện Đề án Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, cần phải nghiên cứu, khai thác quỹ đất nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, có cơ sở pháp lý và không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân; việc quản lý và sử dụng nguồn thu cũng cần hiệu quả, đúng mục đích, tăng cường giám sát để bảo đảm sự công khai, minh bạch, tránh thất thoát,…

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải công cộng Thành phố Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, đây là một Đề án có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch đô thị, an sinh của người dân nên cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, toàn diện và khoa học.

Việc thực hiện Đề án là một giải pháp giúp Thành phố bảo đảm được nguồn vốn để phát triển hạ tầng giao thông. Việc khai thác quỹ đất vùng phụ cận Vành đai 4 sẽ giúp tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút đầu tư; đồng thời tối ưu nhất giá trị quỹ đất và phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển đô thị và công nghiệp… Tuy nhiên, cần xác định rõ quỹ đất này theo vùng như nào và việc thực hiện quỹ đất phải dựa trên các quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Bên cạnh đó, quá trình thu hồi, sử dụng đất cần phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm việc khai thác quỹ đất phải mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đặc biệt không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân…

 Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết thông qua Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết thông qua Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải công cộng Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, đây là một Đề án có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch đô thị, an sinh của người dân nên cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, toàn diện và khoa học.

Việc thực hiện Đề án là một giải pháp giúp Thành phố bảo đảm được nguồn vốn để phát triển hạ tầng giao thông. Việc khai thác quỹ đất vùng phụ cận Vành đai 4 sẽ giúp tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút đầu tư; đồng thời tối ưu nhất giá trị quỹ đất và phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển đô thị và công nghiệp…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, cần xác định rõ quỹ đất này theo vùng như nào và việc thực hiện quỹ đất phải dựa trên các quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Bên cạnh đó, quá trình thu hồi, sử dụng đất cần phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm việc khai thác quỹ đất phải mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đặc biệt không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân…

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, Đề án cần xác định rõ vị trí vùng phụ cận của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, từ đó định rõ được quỹ đất phụ cận của tuyến đường.

Đề án cần làm rõ đặc điểm của tuyến Vành đai 4, khẳng định được vùng này có tính đặc thù là ranh giới giữa đô thị trung tâm và khu vực nông nghiệp. Đây cũng là bộ mặt tương lai của Thủ đô. Đề án cũng cần bổ sung thêm nội dung đổi mới phương pháp đấu giá đất và đẩy mạnh vai trò của kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân như cơ chế đền bù, tái định cư hợp lý, bảo đảm đời sống người dân; quy hoạch thêm không gian công cộng, xây dựng các tuyến giao thông kết nối, tránh tạo áp lực lên hạ tầng hiện có…

Minh Chí

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ha-noi-lam-the-nao-de-khai-thac-hieu-qua-18450-ha-dat-phu-can-vanh-dai-4-post341554.html
Zalo