Góp sức trẻ 'nối liền' non song

Bà Trịnh Thị Thu (tổ dân phố 5, phường Him Lam) và bà Khúc Thị Hằng (tổ dân phố 7, phường Noong Bua) TP. Điện Biên Phủ là 2 trong số ít cựu thanh niên xung phong (TNXP) tuyến trong hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Các bà đã đi qua những ngày bom đạn ác liệt nhất, gửi tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt huyết nơi tuyến lửa, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo hậu cần chi viện cho chiến trường miền Nam.

Cựu TNXP Khúc Thị Hằng xem ảnh chụpkỷ niệm với đồng đội cùng đơn vị khi đồng đội từ Thái Bình lên thăm Điện Biên.

Cựu TNXP Khúc Thị Hằng xem ảnh chụpkỷ niệm với đồng đội cùng đơn vị khi đồng đội từ Thái Bình lên thăm Điện Biên.

Bà Trịnh Thị Thu, đội TNXP N29 -376, quê ở Nam Định. Tháng 7/1965, bà Thu vừa tròn 17 tuổi, chỉ nặng 39kg đãkhai tăng tuổi, giấu quả mận trong túi, trong nắm tay sao cho cân nặng được40kg để đạt tiêu chuẩn xung phong vào chiến trường. “Các anh tuyển quân bảo “emcòn bé lắm, yếu thế này chưa đủ sức phục vụ chiến đấu, về đi năm sau đi”, tôiòa khóc xin gia nhập TNXP bằng được” - bà Thu nhớ lại.

Bà Khúc Thị Hằng (đội TNXP N35 -356, P18) cũng vậy. Cùng hàng nghìn thanh niên quê lúa Thái Bình lúc bấy giờ, Tổquốc gọi ai nấy đều sục sôi mong muốn cống hiến, năm 1968 bà Hằng mới 16 tuổi,nặng 37kg nhưng khai tăng tuổi, giấu gia đình đi TNXP. Bà Hằng kể: “Khi bố mẹtôi biết, ông bà lên tận đơn vị để tìm, nhưng thấy con quyết tâm thì không bắtvề mà chỉ động viên và dặn dò đãxung phong phải cố gắng, nỗ lực, vượtmọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ và sớm trở về”.

Thế là 2 cô gái nhỏ với tư trang nặnghơn người (balo, xẻng, cuốc, gạo...) cùng đồng đội hành quân vào nơi địch đánhphá ác liệt, làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông đưa nhân lực, vật lực từ miền Bắcvào miền Nam phục vụ chiến đấu. Khi ấy, để chi viện cho chiến trường miền Nam,Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương xác định mở đường, bảo vệ đường có ý nghĩa quyếtđịnh trong nhiệm vụ vận chuyển người và hàng. Vì vậy, việc hình thành, phát triểntuyến chi viện chiến lược, gắn với quá trình mở đường liên tục của lực lượngTNXP vô cùng quan trọng.

Từ năm 1965 - 1969, bà Thu cùng đơnvị nhận nhiều nhiệm vụ dọc tuyến từ Nghệ An - Quảng Bình, vừa mở đường, bảo vệđường thông suốt, làm đường goòng tàu, vừa bảo vệ và vận chuyển lương thực,xăng, đạn (chủ yếu là bốc vác bằng sức người)... Bà Thu vẫn nhớ năm lũ về khu vựcQuảng Tiên (tỉnh Quảng Bình), đơn vị bà vội vã cứu kho trong đêm: “Chúng tôivác gạo, hòm đạn lên núi cao tránh lũ. Những bao gạo 70kg, có hòm đạn 85kgnhưng ghé đến vai ai người ấy vác, dù gấp đôi cân nặng mình nhưng khi ấy như cósức khỏe vượt trội, vẫn cứ đi băng băng”.

Để bộ đội ta hành quân vào miền Namnhanh chóng, xe hậu cần sớm vào tới chiến trường, nhiều ngày đơn vị bà Thu túctrực, làm đường, sửa đường cả ngày và đêm. Địch thả pháo sáng, bắn phá thì dừng,yên ắng tiếng bom đạn lại khẩn trương, hối hả người tay cuốc, tay xẻng, ngươìgánh đất vá nền đường... Biết bao nhiêu lần bà Thu thoát chết trong gang tấc giưãmưa bom bão đạn. “Một hôm, sau khi làm đường liên tục từ 6 giờ sáng đến 4 giờchiều, tôi vào hầm lấy khăn, định ra suối rửa mặt, tay chân cho mát. Vừa chạy vàonghe tiếng “bụp” nghĩ là chị em trêu, giục mình nhanh lên mọi người đợi. Vội chạyra thì quả rocket cắm ngay cửa hầm, may là nó không bật nụ xòe nên không phát nổ.Lần khác tại Quảng Tiên, 12 công nhân xưởng cưa và mấy chị em TNXP chúng tôiđang làm thì máy bay địch lượn qua trên đầu. Mọi người nhảy xuống hào 2 bên đườngtrú, hào bên kia trúng bom, đồng đội của tôi hi sinh. Còn vài lần may mắn bom đạntránh mình nữa, nhưng không phải ai cũng gặp may, nhiều đồng đội của tôi đãkhông có ngày trở về” - bà Thu nghẹn ngào.

Cựu TNXP Trịnh Thị Thu với cuộc sốngviên mãn, gia đình hạnh phúc.

Cựu TNXP Trịnh Thị Thu với cuộc sốngviên mãn, gia đình hạnh phúc.

Bà Khúc Thị Hằng cũng đã trải qua nhữngngày vất vả, gian nguy ấy. Đơn vị bà làm đường goòng tàu, bảo vệ, sửa chữa đường22, Hà Tĩnh (thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh) - nơi địch bắn phá ác liệt,hòng cắt đứt tuyến huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam của quân ta.Không kể ngày đêm cứ địch bắn phá thì chạy vào hầm, xong lại ra cuốc đất, san gạt,chặt cây, bê đá lấp hố, để giao thông thông suốt. Bà Hằng chia sẻ: “Bom đạn, sốngchết khi ấy với người TNXP không còn là nỗi sợ, không mảy may suy nghĩ, chỉ cốgắng sao cho người và xe ta qua đường an toàn, nhanh vào chiến trường chiến đấu”.

Cùng với bom đạn, cuộc sống của TNXPkhi ấy rất thiếu thốn, vất vả. Bữa ăn chủ yếu ngô tẻ bung và rau rừng. Bà chobiết thêm: “Suốt gần 6 năm đi TNXP (1968 - 1973), chúng tôi tắm, gội nước suối,khi đi tóc mượt, dày, dài qua lưng, khi về thì xơ xác, rụng còn phân nửa. Da deải cũng xù xì, sạm lại. Khi trở về hầu hết mọi người chỉ hai mươi mấy tuôỉnhưng trông như 35 rồi. Dù vậy, tôi luôn tự hào về những năm tháng TNXP, khôngbao giờ quên”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cưúnước, bà Thu, bà Hằng, cùng hơn 10 vạn TNXP khắp cả nước có mặt tại trên 2.000trọng điểm địch đánh phá ác liệt từ miền Bắc vào đến chiến trường miền Nam, gópsức nhỏ bé của mình làm nên những chiến công huyền thoại, nối liền một dải nonsông cho đất nước sum vầy, thống nhất.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/555777
Zalo