Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Người dân được cắt tóc miễn phí trong ba ngày

Chương trình 'Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025' diễn ra từ ngày 14-16/3 Âm lịch (11-13/4) do Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên phối hợp tổ chức nhằm tại đình làng Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc.

Ban Tổ chức dâng hương tại đình làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là “vít đầu thiên hạ.” (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Ban Tổ chức dâng hương tại đình làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là “vít đầu thiên hạ.” (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Nghệ nhân Phạm Duy Hào, Trưởng Ban tổ chức, Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên cho hay đây là sự kiện quan trọng nhằm bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền nhân - những người đã khai sáng, truyền dạy kỹ thuật và truyền lửa đam mê cho biết bao thế hệ thợ tóc. Đặc biệt, đây là dịp để thế hệ trẻ tiếp nối những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống vẻ vang của dân tộc. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Nghệ nhân Phạm Duy Hào, Trưởng Ban tổ chức, Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên cho hay đây là sự kiện quan trọng nhằm bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền nhân - những người đã khai sáng, truyền dạy kỹ thuật và truyền lửa đam mê cho biết bao thế hệ thợ tóc. Đặc biệt, đây là dịp để thế hệ trẻ tiếp nối những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống vẻ vang của dân tộc. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Lễ khai kéo là nghi thức tượng trưng cho khai mở nghề và đón nhận tinh hoa nghề tóc. Xuyên suốt lễ hội, các thợ cắt tóc sẽ phục vụ miễn phí cho người dân. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Lễ khai kéo là nghi thức tượng trưng cho khai mở nghề và đón nhận tinh hoa nghề tóc. Xuyên suốt lễ hội, các thợ cắt tóc sẽ phục vụ miễn phí cho người dân. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Chương trình hội tụ các thợ cắt tóc từ nhiều địa phương, ở mọi lứa tuổi, trong đó có các nghệ nhân làng nghề đã được vinh danh. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Chương trình hội tụ các thợ cắt tóc từ nhiều địa phương, ở mọi lứa tuổi, trong đó có các nghệ nhân làng nghề đã được vinh danh. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên cắt tóc miễn phí cho người dân. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên cắt tóc miễn phí cho người dân. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, có đến 70% người làng Kim Liên làm nghề cắt tóc. Ngày nay, tuy đã dần mai một nhưng số người tiếp tục làm nghề này vẫn còn khá nhiều. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, có đến 70% người làng Kim Liên làm nghề cắt tóc. Ngày nay, tuy đã dần mai một nhưng số người tiếp tục làm nghề này vẫn còn khá nhiều. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Triển lãm mang tên “Dòng chảy tóc thời gian” được xem là điểm nhấn đặc sắc trong lễ giỗ tổ năm 2025. Triển lãm trưng bày những vật phẩm, tư liệu quý giá về ngành tóc từ thời Lê Sơ cho đến nay, từ các dụng cụ cắt tóc thô sơ đến những vật dụng cắt tóc chuyên nghiệp. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Triển lãm mang tên “Dòng chảy tóc thời gian” được xem là điểm nhấn đặc sắc trong lễ giỗ tổ năm 2025. Triển lãm trưng bày những vật phẩm, tư liệu quý giá về ngành tóc từ thời Lê Sơ cho đến nay, từ các dụng cụ cắt tóc thô sơ đến những vật dụng cắt tóc chuyên nghiệp. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Xưa kia, thợ cắt tóc Kim Liên thường cắt cho nam giới kiểu tóc nồi đất, trẻ em kiểu chỏm trái đào, nhưng đến giai đoạn Pháp thuộc, kiểu cắt tóc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 1954 đến 1968, nghề cắt tóc của làng Kim Liên phát triển mạnh, nhiều "tay" cắt tóc của làng đã trở thành nổi tiếng, bắt đầu vươn ra làm ăn ở khắp các phố phường đất Hà thành. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Xưa kia, thợ cắt tóc Kim Liên thường cắt cho nam giới kiểu tóc nồi đất, trẻ em kiểu chỏm trái đào, nhưng đến giai đoạn Pháp thuộc, kiểu cắt tóc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 1954 đến 1968, nghề cắt tóc của làng Kim Liên phát triển mạnh, nhiều "tay" cắt tóc của làng đã trở thành nổi tiếng, bắt đầu vươn ra làm ăn ở khắp các phố phường đất Hà thành. (Ảnh: Lê Quỳnh Anh/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/gio-to-nganh-toc-viet-nam-2025-nguoi-dan-duoc-cat-toc-mien-phi-trong-ba-ngay-post1027206.vnp
Zalo