Phụ nữ Dao Tiền ở Bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Công đoạn nhuộm chàm cho vải thổ cẩm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Công đoạn nhuộm vải thường mất thời gian do vải được ngâm trong nước chàm cứ khoảng 20 phút sẽ được vớt ra vắt khô rồi đem phơi nắng, khi vải khô lại cho vào ngâm tiếp trong nước chàm. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi có được màu chàm ưng ý. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ngay từ khi lên 10 tuổi, các cô gái Dao Tiền đã bắt đầu học thêu thùa, dệt và nhuộm thổ cẩm vì thế đôi bàn tay luôn có màu đen tím. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Phơi vải thổ cẩm sau khi được ngâm trong màu chàm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Công đoạn nhuộm chàm cho vải thổ cẩm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Lá chàm là nguyên liệu chính để tạo ra màu sắc cho những trang phục người Dao Tiền. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Du khách trải nghiệm mặc trang phục Dao Tiền khi đến du lịch tạn bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những bộ trang phục của dân tộc Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Du khách chọn mua các sản phẩm thổ cẩm của người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Các sản phẩm thổ cẩm của người dân tộc Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những tấm vải thổ cẩm được phơi khô. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Bà hướng dẫn in sáp ong lên vải thổ cảm cho bé gái. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Sáp ong cho vào đĩa nhỏ để lên trên than hoa đang cháy để duy trì độ nóng, giúp sáp in được mịn và sắc nét. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
In hoa văn bằng sáp ong lên vải thổ cẩm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những bộ trang phục sau khi hoàn thành sẽ được người Dao Tiền ở bản Sưng mặc trong những ngày lễ tết và trong sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)