Giảm hẳn tình trạng xả túi nilon bừa bãi sau khi phóng sinh ngày ông Công, ông Táo

Sáng nay (22/1), tức ngày 23 tháng Chạp, nhiều người dân Hà Nội đã ra Hồ Tây, cầu Long Biên thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Do được tuyên truyền, người dân đã có ý thức hơn, không còn tình trạng xả túi nilon bừa bãi sau khi phóng sinh.

Đã từ lâu, nghi thức phóng sinh là một phần không thể thiếu sau lễ cúng ông Công, ông Táo. Loại cá được phóng sinh chủ yếu là cá chép vàng.

Đã từ lâu, nghi thức phóng sinh là một phần không thể thiếu sau lễ cúng ông Công, ông Táo. Loại cá được phóng sinh chủ yếu là cá chép vàng.

Từ sáng sớm, nhiều bạn trẻ đã tập trung trên cầu Long Biên để hỗ trợ người dân thả cá và tro nhang sau khi cúng ông Công, ông Táo.

Từ sáng sớm, nhiều bạn trẻ đã tập trung trên cầu Long Biên để hỗ trợ người dân thả cá và tro nhang sau khi cúng ông Công, ông Táo.

Nhóm bạn trẻ mang tên "cá chép" tiếp tục thực hiện chương trình "Đường Táo quân", với sự tham gia của hơn 100 tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá, thu gom túi nilon và tàn hương.

Nhóm bạn trẻ mang tên "cá chép" tiếp tục thực hiện chương trình "Đường Táo quân", với sự tham gia của hơn 100 tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá, thu gom túi nilon và tàn hương.

Em Nguyễn Mạnh Dũng, thành viên trong đội tình nguyện cho biết: “12 năm nay, nhóm chúng em duy trì hoạt động hỗ trợ người dân thả cá, thả tro... với mong muốn vừa giúp mọi người thấy được cá sẽ sống khi được thả xuống nước đúng nơi, đúng cách, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.

Em Nguyễn Mạnh Dũng, thành viên trong đội tình nguyện cho biết: “12 năm nay, nhóm chúng em duy trì hoạt động hỗ trợ người dân thả cá, thả tro... với mong muốn vừa giúp mọi người thấy được cá sẽ sống khi được thả xuống nước đúng nơi, đúng cách, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.

Ông Tống Xuân Thành (Long Biên) chia sẻ: “Mỗi năm một lần, các gia đình đều đi thả cá, đó là phong tục tâm linh của người Việt Nam. Không gì vui hơn khi thấy cá thả được sống và về sông lớn. Các bạn trẻ bây giờ tư duy rất tốt. Chúng tôi đến đây được giúp thả cá và được giúp thu dọn túi nilon”.

Ông Tống Xuân Thành (Long Biên) chia sẻ: “Mỗi năm một lần, các gia đình đều đi thả cá, đó là phong tục tâm linh của người Việt Nam. Không gì vui hơn khi thấy cá thả được sống và về sông lớn. Các bạn trẻ bây giờ tư duy rất tốt. Chúng tôi đến đây được giúp thả cá và được giúp thu dọn túi nilon”.

Tại Hồ Tây, thay vì thả cá trực tiếp xuống Hồ Tây, 2 năm nay, lực lượng chức năng phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) đã phối hợp thành lập các chốt trực tại một số điểm ở Hồ Tây để hướng dẫn người dân thả cá vào thùng lớn rồi thu gom mang ra sông Hồng thả, nhằm bảo vệ cá chép do nước Hồ Tây bị ô nhiễm và cảnh quan hồ Tây.

Tại Hồ Tây, thay vì thả cá trực tiếp xuống Hồ Tây, 2 năm nay, lực lượng chức năng phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) đã phối hợp thành lập các chốt trực tại một số điểm ở Hồ Tây để hướng dẫn người dân thả cá vào thùng lớn rồi thu gom mang ra sông Hồng thả, nhằm bảo vệ cá chép do nước Hồ Tây bị ô nhiễm và cảnh quan hồ Tây.

Theo quan sát của PV, một số người dân tới thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời tại Hồ Tây đều thắc mắc về cách làm mới của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, sau khi nghe tuyên truyền và giải thích, phần lớn người dân đều đồng tình hưởng ứng và thả chung vào thùng lớn.

Theo quan sát của PV, một số người dân tới thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời tại Hồ Tây đều thắc mắc về cách làm mới của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, sau khi nghe tuyên truyền và giải thích, phần lớn người dân đều đồng tình hưởng ứng và thả chung vào thùng lớn.

Nhiều em nhỏ háo hức khi được mẹ đưa đi thả cá chép.

Nhiều em nhỏ háo hức khi được mẹ đưa đi thả cá chép.

Anh Nguyễn Hoàng (Thụy Khuê, Tây Hồ) cho biết, anh rất đồng tình với cách thu gom cá rồi mang đi phóng sinh ở sông Hồng của lực lượng chức năng. Nước Hồ Tây đang ô nhiễm nặng, cách làm này sẽ giảm thiểu phần nào sự ô nhiễm môi trường.

Anh Nguyễn Hoàng (Thụy Khuê, Tây Hồ) cho biết, anh rất đồng tình với cách thu gom cá rồi mang đi phóng sinh ở sông Hồng của lực lượng chức năng. Nước Hồ Tây đang ô nhiễm nặng, cách làm này sẽ giảm thiểu phần nào sự ô nhiễm môi trường.

“Hai năm nay tôi đều đi phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo, tôi rất ủng hộ sáng kiến này của lực lượng chức năng để giữ cho mặt nước Hồ Tây luôn sạch, trong. Mong rằng, những việc làm như thế này sẽ được duy trì để trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho Hồ Tây.

“Hai năm nay tôi đều đi phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo, tôi rất ủng hộ sáng kiến này của lực lượng chức năng để giữ cho mặt nước Hồ Tây luôn sạch, trong. Mong rằng, những việc làm như thế này sẽ được duy trì để trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho Hồ Tây.

Tết ông Công ông Táo là một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Truyền thống ấy sẽ văn minh hơn khi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tết ông Công ông Táo là một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Truyền thống ấy sẽ văn minh hơn khi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách làm này. Một số ít người dân vẫn thả cá xuống Hồ Tây theo thói quen. Nhiều người cho rằng, nếu không phóng sinh cá xuống hồ thì cá sẽ không thể sống được.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách làm này. Một số ít người dân vẫn thả cá xuống Hồ Tây theo thói quen. Nhiều người cho rằng, nếu không phóng sinh cá xuống hồ thì cá sẽ không thể sống được.

Để tránh tình trạng "thả cá, thả cả túi nilon" xuống các sông, hồ, ao trên địa bàn Quận, đặc biệt khu vực Hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không thả cá xuống hồ Tây; nhặt rác thải, túi nilon sau khi người dân phóng sinh cá trong ngày ông Công, ông Táo trên địa bàn. Mới đây, thực hiện kế hoạch xử phạt về môi trường, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 công dân có hành vi vứt rác thải là bát hương, tro, bàn thờ gỗ… ra Hồ Tây. Tổ công tác đã ghi hình, lập biên bản hành vi vi phạm trên và xử phạt 2 công dân này mức phạt tiền 1.500.000 đồng/trường hợp.

Để tránh tình trạng "thả cá, thả cả túi nilon" xuống các sông, hồ, ao trên địa bàn Quận, đặc biệt khu vực Hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không thả cá xuống hồ Tây; nhặt rác thải, túi nilon sau khi người dân phóng sinh cá trong ngày ông Công, ông Táo trên địa bàn. Mới đây, thực hiện kế hoạch xử phạt về môi trường, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 công dân có hành vi vứt rác thải là bát hương, tro, bàn thờ gỗ… ra Hồ Tây. Tổ công tác đã ghi hình, lập biên bản hành vi vi phạm trên và xử phạt 2 công dân này mức phạt tiền 1.500.000 đồng/trường hợp.

Tại chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được coi là "thiên đường ẩm thực" của người dân phố Cổ, các hoạt động mua - bán phục vụ cho ngày Tết ông Công, ông Táo cũng diễn ra sôi động từ sáng sớm. Một trong những món ăn được bán chạy nhất tại chợ là gà ngậm hoa hồng.

Tại chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được coi là "thiên đường ẩm thực" của người dân phố Cổ, các hoạt động mua - bán phục vụ cho ngày Tết ông Công, ông Táo cũng diễn ra sôi động từ sáng sớm. Một trong những món ăn được bán chạy nhất tại chợ là gà ngậm hoa hồng.

Lễ cúng ông Công, ông Táo tại một gia đình ở Hà Nội.

Lễ cúng ông Công, ông Táo tại một gia đình ở Hà Nội.

Sau lễ cúng, các gia đình tiến hành hóa vàng, một trong những hoạt động tâm linh của người Việt.

Sau lễ cúng, các gia đình tiến hành hóa vàng, một trong những hoạt động tâm linh của người Việt.

Chung Thủy-Vân Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/giam-han-tinh-trang-xa-tui-nilon-bua-bai-sau-khi-phong-sinh-ngay-ong-cong-ong-tao-post1150343.vov
Zalo