Giải pháp 'giữ chân' nhân lực y tế
Thu hút và 'giữ chân' nhân lực chất lượng cao trong các cơ sở y tế công lập vẫn luôn là thách thức của ngành y tế từ Trung ương tới địa phương. Tại tỉnh miền núi như Điện Biên thì càng khó khăn và nhiều thách thức hơn. Để đảm bảo nhân lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp.

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ là giải pháp “giữ chân” cán bộ ytế. Trong ảnh: Ca phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Theo số liệu từ Sở Y tế, từ năm 2022 - 2024,ngành Y tế tỉnh có 11 bác sĩ, dược sĩ trình độ chuyên môn sau đại học nghỉ việc;trong đó: tuyến tỉnh 5 người, tuyến huyện 6 người. Các bác sĩ, dược sĩ nghỉ việclà thất thoát lớn của đơn vị, bởi lẽ hầu hết các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyếnhuyện vẫn trong tình trạng thiếu nhân lực. Trong khi đó, nhiều bác sĩ, dược sĩđược cử đi học theo nhu cầu vị trí chuyên môn còn thiếu hoặc yếu của đơn vị,sau đào tạo lại “dứt áo ra đi”. Được biết tổng nhân lực ngành Y tế tỉnh tính đếnngày 30/4 là 3.087 người, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác y tế trên địa bàn.Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu 277 người so với số biên chế được giao; tập trungở các lĩnh vực chuyên khoa sâu, như: Bác sĩ các chuyên ngành gây mê, hồi sức, nội,nhi, truyền nhiễm và kỹ thuật y...
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng chung tình trạngtrên. Nguồn nhân lực của bệnh viện mặc dù đã được quan tâm bổ sung, song vẫncòn thiếu, đặc biệt là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có trình độ chuyênkhoa sâu. Một trong những nỗi lo khác của bệnh viện là trong quá trình thực hiệncơ chế tự chủ tài chính, không thể chi lương và thu nhập tăng thêm vượt quá quyđịnh của Nhà nước, chênh lệch cao về thu nhập với các cơ sở y tế tư nhân. Trongkhi các cơ sở này vẫn luôn mời gọi cán bộ, y tế có tay nghề đầu quân, sẽ gâynhiều khó khăn trong việc giữ chân nhân lực chất lượng cao cho bệnh viện.
Để nâng cao chất lượng và giữ chân nhân lực, Bệnhviện Đa khoa tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Năm 2024, bệnh viện đã cử 9 cán bộ đi đào tạo chuyên khoa II, 3 cán bộ đi đào tạothạc sĩ y khoa, 7 cán bộ đi đào tạo chuyên khoa I...; 17 cán bộ đi đào tạo khoángắn hạn về các kỹ thuật cụ thể.
Bác sĩ Trần Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh việnĐa khoa tỉnh cho biết: “Bệnh viện tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển nguồnnhân lực với những giải pháp cụ thể để đảm bảo tính khả thi, như giao chỉ tiêuđào tạo theo định hướng cho các khoa, khảo sát nhu cầu đào tạo các khoa, phòngđể đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn theo nhu cầu thực tế... Đồng thời,tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các bệnh việntuyến trên về trang thiết bị, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ,kỹ năng chuyên môn. Có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút được nguồnnhân lực có chất lượng cho sự phát triển của bệnh viện. Đồng thời, có chế tài xửlý nghiêm với những cán bộ vi phạm cam kết trong tuyển dụng và đào tạo”.
Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ y tế thamgia các chương trình đào tạo, hội thảo chuyên môn, cập nhật kiến thức; tạo cơ hôịthăng tiến trong công việc, được ngành y tế xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tếcho biết: “Ngành Y tế tăng cường cử cán bộ tham gia đào tạo sau đại học, đại họcchuyên khoa chuyên ngành, tranh thủ các chương trình dự án của Bộ Y tế để cửcán bộ người địa phương, người dân tộc tham gia đào tạo chuyên khoa cấp I cácchuyên ngành. Đây là nguồn cán bộ y tế có trình độ cao, đảm bảo yếu tố công táclâu dài và bền vững”.
Trong 2 năm 2024 - 2025, ngành Y tế tỉnh cử 104cán bộ tham gia đào tạo sau đại học, gồm: Đào tạo chuyên khoa cấp II 28 người,thạc sĩ 9 người, chuyên khoa cấp I 67 người. Tính đến 10/3, ngành có 417 cán bộcó trình độ sau đại học. Cán bộ sau khi tham gia đào tạo tốt nghiệp trở về địaphương được bố trí sắp xếp theo đúng vị trí việc làm, triển khai thực hiện đượcmột số dịch vụ kỹ thuật phục vụ chẩn đoán, điều trị, cấp cứu người bệnh tại địaphương. Từ đó nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, góp phần giảm tỷ lệ chuyểntuyến và giảm áp lực cho các tuyến trên, cũng là giảm áp lực - ý định nghỉ việccho đội ngũ cán bộ y tế.
Cùng với nỗ lực của ngành, tỉnh cũng đã có Nghịquyết 21/2023/NQ-HĐND (ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh) quy định chính sách thuhút nguồn nhân lực và hỗ trợ tốt nghiệp sau đại học trên địa bàn. Trong đó có mứcthu hút cho sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc là 150 triệu đồng/người;người có trình độ thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú 250 triệu đồng/người;tiến sĩ, chuyên khoa cấp II 450 triệu đồng/người. Tuy nhiên, đến nay tỉnh vẫnchưa thu hút được nhân tài nào ngành Y tế. Về hỗ trợ tốt nghiệp sau đại họctheo Nghị quyết, từ 1/1/2024 đến nay đã thực hiện hỗ trợ cho 34 người (bác sĩchuyên khoa cấp I, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, tiến sĩ), với tổng số tiền1,28 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp được thực hiện, nhưng thẳng thắnnhìn nhận nguyên nhân chính của việc khó thu hút, giữ nhân nhân lực ngành Y tếlà do thu nhập từ lương còn thấp, chưa thực sự tương xứng với quá trình học tậpvà công sức của cán bộ y tế. Về lâu dài Sở Y tế đề nghị cần có cơ chế chínhsách về lương, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế để “giữ chân” họ làm việctrong các cơ sở y tế công lập.