Giải mã tên lửa siêu thanh 'Palestine-2' lực lượng Houthi dùng để oanh kích Israel

Ngày 15/9, khu vực trung tâm của Israel bị tên lửa của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen tấn công, thông báo chính thức của lực lượng vũ trang Houthi về thứ vũ khí họ sử dụng đã gây rúng động thế giới.

Tên lửa Palestine-2 của Houthi đã sử dụng đến oanh kích Tel Aviv (Ảnh: Sohu).

Tên lửa Palestine-2 của Houthi đã sử dụng đến oanh kích Tel Aviv (Ảnh: Sohu).

Vụ tấn công tên lửa gây chấn động của Houthi

Theo người phát ngôn của lực lượng Houthi, thứ họ phóng ngày hôm đó là loại "tên lửa siêu thanh mới". Để chứng minh tuyên bố này là chính xác, vào ngày 16/9 Houthi đã tung ra một đoạn video, trong đó tiết lộ loại tên lửa mới họ đã sử dụng để oanh kích Israel mang tên "Palestine-2". Theo tuyên bố của lực lượng Houthi, tên lửa này có tầm bắn tới 2.150 km và đạt tốc độ Mach 16.

Nếu theo lời Houthi thì tính năng của "Palestine-2" đã có thể sánh ngang với loại “Dongfeng-21C” của Trung Quốc. Lần này, lực lượng vũ trang Houthi lại khiến cả thế giới bất ngờ về năng lực công nghệ của họ.

Theo giới quân sự phân tích, quả tên lửa đã bay quãng đường hơn 2.000 km trong vòng chưa đầy 12 phút, nhắm vào một nhà máy điện và một nhà ga đường sắt ở phía nam Tel Aviv, làm thương vong một số người và gây tâm lý hoảng loạn cho người Israel (truyền thông nhà nước Israel đã xác nhận thông tin này).

Mặc dù dư luận Israel và phương Tây có cố gắng sửa đổi cũng không thể thay đổi được sự thật rằng cả các tàu chiến phương Tây ở Biển Đỏ hay các tên lửa chống đạn đạo Patriot PAC-3, Arrow của Israel và Hệ thống phòng thủ đầu cuối “Iron Dome” (Vòm Sắt) đều đã thất bại trong việc ngăn chặn nó một cách hiệu quả. Có thông tin cho hay, phía Israel đã phóng cả thảy 31 tên lửa đánh chặn nhưng đều không kết quả.

 Hình ảnh tên lửa Palestine-2 rời bệ phóng do Houthi công bố (Ảnh: Sohu).

Hình ảnh tên lửa Palestine-2 rời bệ phóng do Houthi công bố (Ảnh: Sohu).

Là một trong những loại vũ khí và trang bị tiên tiến nhất trên thế giới, tên lửa siêu thanh có tốc độ bay vượt quá Mach 5 và có thể bay trong bầu khí quyển. Chúng có đặc điểm là hoạt động trong mọi thời tiết, có tầm xa, độ chính xác cao, khả năng cơ động cao, uy lực lớn, đột phá mạnh và chống đánh chặn. Theo thông tin công khai, hiện nay các quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa siêu thanh là Trung Quốc, Mỹ và Nga. Ngoài ra, Triều Tiên và Iran cũng tuyên bố đã phát triển thành công tên lửa siêu thanh, nhưng tính xác thực vẫn còn tranh cãi.

Về lý mà nói, ngưỡng nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu thanh là rất cao, ngay cả các cường quốc quân sự truyền thống như Anh, Pháp, Đức vẫn đang còn trong giai đoạn thăm dò. Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa ra ý tưởng này, cũng đã bắt đầu từ rất sớm và đầu tư rất nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều dự án của Mỹ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chỉ có Trung Quốc và Nga đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ liên quan và có khả năng phát triển và tự mình sản xuất tên lửa siêu thanh.

Từ góc độ công nghệ, ngưỡng nghiên cứu và phát triển lớn nhất của tên lửa siêu thanh là "phong động” (đường hầm gió) để thử nghiệm. Rõ ràng, lực lượng vũ trang Houthi hoàn toàn không có nền tảng công nghiệp quân sự mạnh mẽ, đương nhiên không thể nói đến việc xây dựng "phong động", vì vậy họ không thể có cách nào để phát triển tên lửa siêu thanh. Tên lửa "Palestine-2" mà lực lượng vũ trang Houthi phóng lần này rất có thể do Iran cung cấp.

 Các thông số của "tên lửa siêu thanh Palestine-2" do Houthi công bố.

Các thông số của "tên lửa siêu thanh Palestine-2" do Houthi công bố.

Từ cách đặt tên cho tên lửa có thể thấy, lực lượng Houthi nhắm vào Israel nhằm hỗ trợ người Palestine. Kể từ khi bùng phát vòng xung đột mới giữa Palestine-Israel vào tháng 10/2023, lực lượng Houthi, cùng là thành viên của "Vòng cung kháng chiến" với Hamas, không chỉ hỗ trợ Palestine thông qua "các cuộc tấn công tàu biển", mà còn liên tục phát động các cuộc tấn công tên lửa và máy bay không người lái vào Israel.

Tuy nhiên, Israel là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông, hệ thống phòng thủ nội địa của họ đã hoàn chỉnh với hệ thống phòng không và chống tên lửa rất tiên tiến với nòng cốt là hệ thống Vòm sắt. Điều này khiến các cuộc oanh kích của lực lượng Houthi rất ít hiệu quả.

Nhưng bây giờ thì khác, lực lượng Houthi có tên lửa siêu thanh với tầm bắn hơn 2.000 km. Khả năng tấn công chính xác tầm xa của họ đã được cải thiện đáng kể, lại thêm sức đột phá giai đoạn cuối của tên lửa siêu thanh rất mạnh, hệ thống phòng không của Israel sẽ phải đối mặt áp lực to lớn, vùng trung tâm của Israel cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

 Tên lửa Kheibar Shekan-2" của Iran (Ảnh: NetEasy).

Tên lửa Kheibar Shekan-2" của Iran (Ảnh: NetEasy).

Phải nói rằng, việc lực lượng vũ trang Houthi lựa chọn dùng “vũ khí siêu thanh” là rất kịp thời. Trước đó, Houthi đã liên tiếp tuyên bố bắn hạ máy bay không người lái MQ-9 "Reaper" của quân đội Mỹ. Giờ đây, khi Israel cần sự bảo vệ của các đồng minh, thì tàu sân bay Mỹ lại lặng lẽ rời đi.

Trên thực tế, ngay cả khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn ở Trung Đông, họ cũng bất lực trong việc phòng thủ trước “tên lửa siêu thanh”.

 Quảng cáo tên lửa Kheibar Shekan-2" của Iran (Ảnh: NetEasy).

Quảng cáo tên lửa Kheibar Shekan-2" của Iran (Ảnh: NetEasy).

Phiên bản nhái tên lửa đạn đạo tầm trung "Kheibar Shekan-2" của Iran?

Từ mô tả của các nước về hiệu suất chiến đấu thực tế lần đầu tiên của "Palestine-2”, có ý kiến nói rằng tốc độ tối đa của nó vượt quá Mach 11, cũng có ý kiến khác nói chỉ ở Mach 8. Nhưng bất kể chỉ số nào là đúng, cũng đều phù hợp với các đặc điểm của tên lửa siêu thanh: Đó là đạt tốc độ Mach 5 hoặc lớn hơn khi bay trong bầu khí quyển và có thể lượn, giai đoạn cuối có thể thay đổi quỹ đạo bay.

Với tốc độ và kiểu bay này, khả năng đánh chặn được là rất nhỏ. Thực tế cho thấy cả các tàu chiến Mỹ, Anh và phòng không Israel đều không chặn được tên lửa "Palestine-2” của Houthi.

 Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome của Israel (Ảnh: NetEasy).

Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome của Israel (Ảnh: NetEasy).

Có ý kiến cho rằng "Palestine-2” của Houthi chính là “Monkey version" (phiên bản nhái) của tên lửa đạn đạo tầm trung "Kheibar Shekan-2" của Iran đã được gia tăng tầm bắn nhưng giảm bớt các tính năng khác.

Vũ khí “Monkey version" là một thuật ngữ phổ biến trên thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế, có nghĩa là các nước xuất khẩu vũ khí sẽ cố tình giảm tính năng của vũ khí xuất khẩu, tuy trông giống như vũ khí nguyên bản nhưng có một số sự thu hẹp về cấu hình.

Mặc dù "Palestine-2” và "Kheibar Shekan-2" giống nhau về thiết kế tổng thể nhưng có sự khác biệt đáng kể về chi tiết. Cả hai đều sử dụng hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và có khả năng mang nhiều đầu đạn, nhưng "Palestine-2” đơn giản hơn, nhấn mạnh tính thực dụng, có quy trình sản xuất tương đối thô, sức công phá của đầu đạn và độ chính xác của tên lửa hạn chế hơn, phù hợp với nhu cầu chiến thuật đơn giản hơn của Houthi.

Thiết kế cấu trúc đầu đạn của "Kheibar Shekan-2" rõ ràng là phức tạp hơn, thiết kế khí động học được tối ưu hóa và thiết kế thân tên lửa tiên tiến hơn, không chỉ giảm trọng lượng mà còn có tầm bắn và độ chính xác cao hơn.

Ngoài ra, tên lửa của Iran có thiết kế cánh phức tạp hơn và khả năng cơ động tốt hơn ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối, giúp cải thiện độ chính xác khi tấn công các mục tiêu có giá trị cao. Ngược lại, tên lửa của Houthi có thiết kế cánh thô, tính năng điều khiển yếu và phù hợp hơn cho các cuộc tấn công tầm ngắn. Những khác biệt này phản ánh sự khác biệt về trình độ công nghệ và định vị chiến thuật giữa hai loại.

Xem xét đầu đạn tên lửa được lực lượng Houthi trưng bày, nó không phải là cấu trúc “waverider” (lướt sóng) như Dongfeng-17 của Trung Quốc, mà là một hình nón đôi có cánh chéo, hơi giống "Iskander" hoặc "Kinzhal" của Nga có thêm cánh tên lửa.

Theo nguyên lý khí động học, tỷ lệ lực nâng và lực cản của cấu trúc này quá nhỏ và nó không thể lướt đi quãng đường dài trong khí quyển mà chỉ có khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn ở giai đoạn cuối quỹ đạo.

Xét thấy thân tên lửa không lớn và không mang nhiều nhiên liệu, khả năng cao là tên lửa trước tiên sẽ đi vào quỹ đạo với năng lượng tối thiểu sau khi được phóng, sau đó đi vào bầu khí quyển và lướt đi để đạt tầm bắn hơn 2.000 km.

 Hai loại tên lửa phòng không Arrow-2 và Arrow-3 của Israel (Ảnh: NetEasy),

Hai loại tên lửa phòng không Arrow-2 và Arrow-3 của Israel (Ảnh: NetEasy),

Do đó, có thể kết luận rằng "Palestine-2" do Houthi phóng không thể được coi là tên lửa siêu thanh theo nghĩa chặt chẽ, mà là tên lửa đạn đạo tầm trung với một số đặc điểm của vũ khí siêu thanh. Về lý thuyết, nó có thể bị đánh chặn thành công.

Thực tế là cả tàu USS Murphy và tàu Chevalier Paul của Pháp đều không có khả năng chống tên lửa và không thể đánh chặn tên lửa ngay cả khi nó bị phát hiện thành công. Hệ thống Aegis của một tàu khu trục khác của Mỹ là USS Peterson thuộc phiên bản mới hơn, có thể phóng tên lửa đánh chặn "Standard-3" và "Standard-6". Nó có khả năng chống tên lửa nhưng đã không đánh chặn thành công.

Vấn đề nghiêm trọng nhất nằm ở phía Israel. Tên lửa "Arrow-2" có thể thực hiện đánh chặn giai đoạn cuối trong bầu khí quyển và "Arrow-3" chịu trách nhiệm đánh chặn giai đoạn giữa bên ngoài bầu khí quyển nhưng đã thất bại.

Điều này có thể là do tốc độ của tên lửa đang lao tới quá nhanh, và kịch bản tốt nhất là tuyên bố chính thức của Israel rằng tên lửa đã bị đánh chặn thành công, nhưng các mảnh vỡ tạo ra vẫn có mức độ sát thương nhất định.

Theo Sohu, NetEasy

Thu Thủy

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/giai-ma-ten-lua-sieu-thanh-palestine-2-luc-luong-houthi-dung-de-oanh-kich-israel-post178518.html
Zalo