Giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, 24K, 18K hôm nay 16/2 cập nhật mới nhất
BNEWS/TTXVN liên tục cập nhật giá vàng thế giới, giá vàng trong nước các thương hiệu vàng Bảo Tín Minh Châu, vàng Rồng Thăng Long; giá vàng SJC, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, 9999, 24K, 18K...
![Người dân mua bán vàng. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_16_324_51486647/1e18542d67638e3dd772.jpg)
Người dân mua bán vàng. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 16/2 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 16/2 bao nhiêu một lượng? Dự báo giá vàng.
Dưới đây là bảng giá vàng hôm nay được cập nhật mới nhất từ Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu:
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_16_324_51486647/c0ef89daba9453ca0a85.jpg)
Giá vàng trong nước
Giá vàng thế giới vẫn giao dịch ở mức cao, giá vàng trong nước sáng 14/2 vẫn tiếp đà tăng, vượt 91 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ 20 phút, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 88,3 - 91,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên 13/2.
Với giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC và Công ty DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,3 - 91,1 87,4 - 90,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 900 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với sáng 13/2.
Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,3 - 91,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 950 nghìn đồng/lượng ở bán ra so với sáng 13/2.
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới ghi nhận tuần tăng thứ bảy liên tiếp, dù chịu áp lực điều chỉnh trong phiên cuối tuần (ngày 14/2) do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Đà tăng của kim loại quý này trong tuần qua chủ yếu đến từ lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố kế hoạch áp thuế đối ứng với các quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống còn 2.882,99 USD/ounce vào lúc 1 giờ 40 phút sáng 15/2 giờ Việt Nam. Dù giảm giá trong phiên này, giá vàng vẫn ghi nhận mức tăng 0,8% trong cả tuần qua. Giá vàng kỳ hạn Mỹ cũng giảm 1,5% xuống còn 2.900,70 USD/ounce.
Dù đi xuống trong phiên cuối tuần, triển vọng giá vàng vẫn lạc quan nhờ hàng loạt yếu tố hỗ trợ như căng thẳng thuế quan, lạm phát gia tăng và đồng USD suy yếu. Ông Alex Ebkarian, Giám đốc điều hành Allegiance Gold, nhận định rằng xu hướng chuyển dịch từ "vàng giấy" (chứng chỉ vàng) sang vàng vật chất cũng đang thúc đẩy đà tăng của giá kim loại quý này.
Động lực chính thúc đẩy giá vàng trong tuần này là lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch áp thuế đối ứng lên các quốc gia đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, khiến thị trường lo ngại về một cuộc chiến thương mại leo thang. Cùng với đó, dữ liệu kinh tế Mỹ cũng tác động đến giá vàng, khi doanh số bán lẻ trong tháng 1/2025 giảm mạnh nhất trong gần hai năm, làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong bối cảnh đó, giới đầu tư tiếp tục theo dõi chặt chẽ lập trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù thị trường kỳ vọng vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng các quan chức Fed vẫn tỏ ra thận trọng. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng lạm phát vẫn là mối quan ngại lớn và ngân hàng trung ương không vội vàng thay đổi chính sách tiền tệ. Điều này tạo ra lực cản nhất định đối với đà tăng của vàng, do lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Thị trường các kim loại quý khác cũng ghi nhận những diễn biến đáng chú ý. Trong phiên 14/2, giá bạc có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ ngày 31/10/2024 nhưng kết phiên với mức giảm 0,3%, trong khi giá bạch kim và palladium cũng điều chỉnh giảm nhẹ. Nhu cầu đối với bạc tăng đều hàng năm trong khi nguồn cung giảm. Giá vàng tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu về bạc, vốn có giá cả phải chăng hơn, đối với các nhà đầu tư bán lẻ.