Gia Lai đẩy mạnh triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Trong những năm qua, với nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đời sống ở vùng đồng bào dân tộc được cải thiện, công tác giảm nghèo bền vững đạt được những kết quả to lớn. Để thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025), tỉnh Gia Lai đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ; chủ động ban hành cơ chế, quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chức thực hiện.
Gia Lai là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với địa bàn địa chiến lược về quốc phòng, an ninh của nước ta, có diện tích tự nhiên 15.536,9 ha, toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (14 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); có 222 xã, phường, thị trấn (186 xã, 24 phường và 12 thị trấn) với 2.131 thôn, làng, tổ dân phố. Đến nay, dân số toàn tỉnh khoảng gần 1,6 triệu người, với hơn 40 dân tộc cùng sinh sống gồm (Gia-rai, Ba na, Nùng, Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Xơ-Đăng, Ê-đê, Chăm, Hoa, Sán Chay, Khmer, Hrê, Thổ, Sán Dìu, Giẻ-Triêng, Khơ mú, Co, Mnông, Ngái, Cơ ho, Cơ Tu, Raglay, Chơ ro, Bru - Vân kiều, Xtiêng, Giáy, Tà Ôi, Chứt, Chu ru, Rơ măm, Kháng, Pà Thẻn, Mạ, La Hủ, Hà Nhì, La Chí, Bố Y, Mảng, Lự,…)… Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mỗi đồng bào dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng. Đa số đều là thuần phong, mỹ tục có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhận thức tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã có Nghị quyết của từng cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân về công tác dân tộc; Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt nhiều chương trình, chính sách, dự án, đề án đối với công tác dân tộc, ưu tiên nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là các xã, làng vùng đặc biệt khó khăn, vùng có tỷ lệ đói nghèo cao, vùng thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân.
Đồng thời, có sự phân cấp và sự phân công tổ chức thực hiện từ tỉnh đến cơ sở, từ các sở, ban ngành và các đoàn thể... từ đó các chương trình định canh định cư, Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 167 (hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở), Chương trình 168… và nhiều chính sách khác đã đi vào lòng dân và có hiệu quả. Trong đó, cụ thể là ba chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025) theo Quyết định số 1719/2021/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 14/10/2021) trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Trên cơ sở đó, ngày 14/10/2024, Hội đồng nhân tỉnh tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 420/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023, gồm dự toán của năm 2022 và 2023, chuyển nguồn sang năm 2024 để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, nội dung điều chỉnh được nêu cụ thể tại nghị quyết số 420/NQ-HĐND ngày 14/10/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai.
Theo đó, điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2022 chưa giải ngân hết đã được chuyển nguồn sang năm 2024 (tại các phụ lục kèm theo Nghị quyết số 157/NQ-HÐND ngày 30/9/2022 của Hội đồng nhân dân về việc phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022; Nghị quyết số 378/NQ-HÐND ngày 10/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm dự toán năm 2022 và năm 2023) đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) số tiền 7.013.358.675 đồng (ngân sách Trung ương số tiền 7.013.358.675 đồng). Nghị quyết nêu rõ: điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2022 chưa giải ngân hết được chuyển nguồn sang năm 2024 (tại các phụ lục kèm theo Nghị quyết số 157/NQ-HÐND ngày 30/9/2022 về việc phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình năm 2022; Nghị quyết số 378/NQ-HÐND ngày 10/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm dự toán năm 2022 và năm 2023) đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình số tiền 7.013.358.675 đồng (ngân sách Trung ương số tiền 7.013.358.675 đồng).
Đồng thời, điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2023 chưa giải ngân hết đã được chuyển nguồn sang năm 2024 (tại các phụ lục kèm theo Nghị quyết số 218/NQ-HÐND ngày 7/4/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình năm 2023; Nghị quyết số 378/NQ-HÐND ngày 10/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm dự toán năm 2022 và năm 2023) đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình số tiền 71.824.954.641 đồng (ngân sách Trung ương số tiền 71.575.368.473 đồng và ngân sách huyện số tiền 249.586.168 đồng).
Tại nghị quyết cũng nêu: Ðiều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 Chương trình tại phụ lục 18.1, phụ lục 18.2 kèm theo Nghị quyết số 309/NQ-HÐND ngày 8/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai phân bổ dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và Nghị quyết 378/NQ-HÐND ngày 10/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm dự toán năm 2022 và năm 2023) đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình, số tiền 11.276.633.200 đồng (ngân sách Trung ương số tiền 11.108.633.200 đồng, ngân sách huyện số tiền 168.000.000 đồng).
Để thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025), Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình ở 3 cấp; chủ động ban hành cơ chế, quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện chú trọng tính hiệu quả, không chạy theo thành tích, đặc biệt là nêu cao vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng trong tất cả các khâu. Cùng với đó, tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch 556/KH-UBND ngày 12/3/2024, đưa ra mục tiêu 92% người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, phấn đấu giải quyết cho khoảng 50% số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất.
Trong thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ nhà ở cho 3.425 hộ, mỗi hộ được ngân sách Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng, ngân sách tỉnh 4 triệu đồng và được vay thêm 40 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội); hỗ trợ đất ở cho 1.162 hộ (ngân sách Trung ương hỗ trợ 44 triệu đồng, người dân được vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng); hỗ trợ đất sản xuất cho 11.590 hộ (ngân sách Trung ương hỗ trợ 22,5 triệu đồng/hộ, hỗ trợ vay vốn ưu đãi 77,5 triệu đồng) và hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 6.463 hộ (ngân sách Trung ương hỗ trợ 10 triệu đồng và được vay vốn ưu đãi không quá 100 triệu đồng). Không chỉ giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở, đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương ở tỉnh Gia Lai còn triển khai hiệu quả các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do cho 840 hộ, trong đó có 450 hộ di cư tự do từ các tỉnh khác đến. Việc triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, Gia Lai đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo yên tâm sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời hạn chế tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn…
Sau 3 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tính từ năm 2022 - 2024, tỉnh Gia Lai được phân bổ tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 là 2.067,5 tỷ đồng; tổng nguồn vốn tỉnh đã phân bổ là 2.183 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 7/2024, tổng nguồn vốn ngân sách đã giải ngân là 1.072,1 tỷ đồng, đạt 49,1% kế hoạch vốn đã phân bổ. Theo đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân được 933,1 tỷ đồng, đạt 48,7% kế hoạch vốn giao; nguồn vốn ngân sách địa phương đã giải ngân 139 tỷ đồng, đạt 52,2% kế hoạch vốn giao.
Bên cạnh đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giảm đáng kể theo từng năm, cuối năm 2021, tỉnh Gia Lai có 45.688 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 12,09%; Số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 40.475 hộ chiếm tỷ lệ 25,58% hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với chỉ tiêu bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%, vào cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 8,11% với 35.102 hộ nghèo; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 28.173 hộ chiếm tỷ lệ 17,05% hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, đạt và vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
Trước đây, từ chỗ 90% đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, đến nay hơn 90% số hộ đã định canh định cư ổn định bền vững gắn với phát triển sản xuất. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trạm y tế, lưới điện quốc gia, bưu điện văn hóa xã; 100% thôn, làng có điện với trên 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số dùng điện, hầu hết các hộ đồng bào được dùng nước hợp vệ sinh. Công tác chăm sóc khỏe cho Nhân dân ngày càng tốt hơn, đã đẩy lùi và thoát khỏi nhiều loại dịch bệnh đe dọa hàng năm, các xã đều có trạm y tế, phòng khám khu vực, mỗi huyện đều có trung tâm y tế huyện…
Hiện nay, 100% xã có trường tiểu học kiên cố, 100% thôn làng có điểm trường xây dựng kiên cố. Giá trị văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy, đặc biệt di sản không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, góp phần tích cực nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố và tăng cường, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững và phát huy, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Bên cạnh đó đã phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng thôn.
Trong những năm qua với nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đời sống ở vùng đồng bào dân tộc được cải thiện một bước, bộ mặt kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc đã được thay đổi rõ rệt.
Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố, nền kinh tế nhiều thành phần bắt đầu được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Trong đó, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của cơ sở, ban, ngành các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả, nhiều địa phương đã năng động sáng tạo trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tạo nên sự thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng.