Ghé thăm làng Tranh Khúc – 'thủ phủ' bánh chưng Hà Nội ngày giáp Tết

Tết Nguyên đán đến gần, 'thủ phủ' bánh chưng Hà Nội - làng nghề bánh chưng Tranh Khúc ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, đang tất bật vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất trong năm.

Người làng Tranh Khúc làm bánh chưng quanh năm, nhưng tất bật và nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, từ khoảng Rằm tháng Chạp đến hết ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Người làng Tranh Khúc làm bánh chưng quanh năm, nhưng tất bật và nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, từ khoảng Rằm tháng Chạp đến hết ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo TTXVN, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc xuất xưởng hàng chục ngàn chiếc bánh để phục vụ thị trường. Nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” bánh chưng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo TTXVN, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc xuất xưởng hàng chục ngàn chiếc bánh để phục vụ thị trường. Nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” bánh chưng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Các hộ làm bánh chưng hiện nay hoạt động chuyên nghiệp hơn với quy trình sản xuất chia theo từng công đoạn. Bánh được luộc bằng lò hơi, giúp bánh chín đều, mỗi lần có thể luộc gần 1.000 chiếc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Các hộ làm bánh chưng hiện nay hoạt động chuyên nghiệp hơn với quy trình sản xuất chia theo từng công đoạn. Bánh được luộc bằng lò hơi, giúp bánh chín đều, mỗi lần có thể luộc gần 1.000 chiếc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một điểm đặc biệt trong cách gói bánh của người dân làng nghề Tranh Khúc là họ không sử dụng khuôn, mà hoàn toàn gói thủ công bằng tay. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một điểm đặc biệt trong cách gói bánh của người dân làng nghề Tranh Khúc là họ không sử dụng khuôn, mà hoàn toàn gói thủ công bằng tay. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Lá dong dùng để gói bánh được lựa chọn kỹ càng. Một số cơ sở sử dụng lá dong nếp từ làng Tràng Cát, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Lá dong dùng để gói bánh được lựa chọn kỹ càng. Một số cơ sở sử dụng lá dong nếp từ làng Tràng Cát, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Để tạo nên danh tiếng cho bánh chưng Tranh Khúc, việc lựa chọn nguyên liệu được thực hiện rất khắt khe, yêu cầu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khâu lựa chọn gạo đóng vai trò quan trọng, gạo sẽ được ngâm và đãi sạch trước khi làm bánh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Để tạo nên danh tiếng cho bánh chưng Tranh Khúc, việc lựa chọn nguyên liệu được thực hiện rất khắt khe, yêu cầu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khâu lựa chọn gạo đóng vai trò quan trọng, gạo sẽ được ngâm và đãi sạch trước khi làm bánh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bánh chưng Tranh Khúc sử dụng nhân đỗ xanh xay nhuyễn, chín kỹ, kết hợp với thịt ba chỉ để tạo nên hương vị đặc trưng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bánh chưng Tranh Khúc sử dụng nhân đỗ xanh xay nhuyễn, chín kỹ, kết hợp với thịt ba chỉ để tạo nên hương vị đặc trưng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bánh được luộc trong khoảng 8-9 tiếng. Khi vớt ra, bánh sẽ được rửa qua nước lạnh để lá sạch và không bị khô. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bánh được luộc trong khoảng 8-9 tiếng. Khi vớt ra, bánh sẽ được rửa qua nước lạnh để lá sạch và không bị khô. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Hiện nay, làng nghề Tranh Khúc đã có ba cơ sở sản xuất bánh chưng được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có một hộ đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Hiện nay, làng nghề Tranh Khúc đã có ba cơ sở sản xuất bánh chưng được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có một hộ đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc không chỉ xây dựng được thương hiệu trong nước mà còn “xuất khẩu” sang các thị trường có đông đảo cộng đồng người Việt sinh sống như Ba Lan, Liên bang Nga, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc... Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc không chỉ xây dựng được thương hiệu trong nước mà còn “xuất khẩu” sang các thị trường có đông đảo cộng đồng người Việt sinh sống như Ba Lan, Liên bang Nga, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc... Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Từ năm 2011, làng Tranh Khúc đã được UBND thành phố Hà Nội trao tặng bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Năm 2023, xã Duyên Hà cũng được công nhận là xã điểm du lịch của Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Từ năm 2011, làng Tranh Khúc đã được UBND thành phố Hà Nội trao tặng bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Năm 2023, xã Duyên Hà cũng được công nhận là xã điểm du lịch của Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo quan niệm xưa, chiếc bánh chưng thể hiện sự giao hòa của trời và đất, nói lên ước mơ về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo quan niệm xưa, chiếc bánh chưng thể hiện sự giao hòa của trời và đất, nói lên ước mơ về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nguyễn Hồng Sơn Nguyên Phong

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/ghe-tham-lang-tranh-khuc-thu-phu-banh-chung-ha-noi-ngay-giap-tet/
Zalo