Gà cúng để nguyên con hay chặt miếng?
Trong những ngày lễ Tết, việc để gà cúng nguyên con hay chặt miếng khi thắp hương tổ tiên vẫn là thắc mắc của nhiều người.
Trong văn hóa Việt, gà là một cúng phẩm đặc trưng phổ biến thường có trong những dịp lễ Tết. Đặc biệt trong các dịp quan trọng thì gà cúng không thể thiếu trên bàn thờ. Tuy nhiên việc để gà nguyên con hay chặt miếng bày như mâm cỗ vẫn là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng?
Gà cúng là cúng phẩm quan trọng vì theo quan niệm của người xưa gà là biểu tượng gọi thần mặt trời, kết nối với thần linh. Gà cất tiếng gáy nên mặt trời thức giấc. Tiếng gáy gà trống kết nối với thần linh giúp gia chủ gửi lời nguyện tới gia tiền thần phật, mong chứng giám và ban phước lành.
Vì thế khi cúng, gà nên để nguyên con khi bày lên mâm. Việc này không chỉ giúp thẩm mỹ cao mà còn thể hiện hình dáng gà cất tiếng gáy. Hơn nữa gà để nguyên con thể hiện sự vẹn nguyên.
Khi đặt lên ban thờ, gà nguyên con trông sẽ oai dũng và nghiêm trang, dáng gà nguyên con y như dáng gà đang gáy gọi mặt trời và thần linh. Điều đó đảm bảo về hình thức cúng.
Lưu ý khi chọn gà cúng
Gà cúng thường được chọn lựa kỹ lưỡng với các tiêu chí như lông đỏ, mỏ vàng, và chân màu vàng. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, người chuẩn bị gà thường tạo hình cánh tiên cho gà trước khi luộc, đồng thời cần chú ý kiểm soát thời gian và lửa luộc để tránh tình trạng gà nứt.
Khi dâng cúng gà cần chú ý chọn những con gà khỏe mạnh. Gà cúng nên giữ lại cả bộ lòng mề tiết luộc cùng.
Khi bày gà cúng trên bàn thờ, cần lưu ý rằng gà lễ phải được đặt quay đầu về phía bát hương, trong khi phao câu quay ra ngoài. Mặc dù tư thế này có thể không đẹp mắt, nhưng lại thể hiện đúng vị thế của gà, giúp nó trông như đang chờ đợi chầu báo cáo. Việc đặt gà cúng quay ra hay quay vào tùy theo góc nhìn của mỗi gia đình và việc này không ảnh hưởng nhiều tới sự thành tâm cũng như tài lộc của gia chủ.
Mẹo luộc gà cúng ngon và đẹp
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng việc luộc gà là một công việc đơn giản, thực tế cho thấy việc luộc gà không làm nứt da là một quá trình khá phức tạp. Khi vặt lông gà, hãy chú ý sử dụng nước không quá nóng. Nước nóng có thể làm da gà trút ra, làm tăng khả năng nứt da khi luộc. Sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 70 độ C là đủ. Hãy vặt lông gà theo chiều lông mọc để tránh làm tổn thương da, làm cho da gà dễ nứt khi luộc.
Trong trường hợp gà chỉ dùng để nấu ăn, vấn đề nứt da có thể không quá quan trọng, nhưng đối với gà lễ, điều này trở nên cực kỳ quan trọng.
Để tránh nứt da khi luộc gà, bạn cần chú ý đến thời gian luộc. Sau khi gà sôi, hãy giảm lửa nhỏ và để nồi âm khoảng 10 phút. Tiếp theo, tắt bếp và để gà trong nước nóng khoảng 20 phút trước khi vớt gà ra và ngâm vào nước đá lạnh. Điều này giúp da gà săn chắc và không bị nứt khi nấu.
Muốn gà cúng da vàng, không bị bám các vẩn tiết cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung với nhau.
Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội cho thêm vài viên đá.
Ngoài ra nếu muốn da gà thêm bóng mượt, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.