Đức không tin tên lửa hành trình châu Âu và muốn mua Tomahawk để 'răn đe Nga'

Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ được xem là lựa chọn tối ưu đối với Quân đội Đức, thay vì các sản phẩm do châu Âu chế tạo.

Sự hoài nghi về Tên lửa hành trình trên bộ LCM - dự án vũ khí do chính Đức khởi xướng, đang thúc đẩy Berlin tìm giải pháp thay thế đó là mua Tomahawk từ Mỹ trong phiên bản Typhon.

Sự hoài nghi về Tên lửa hành trình trên bộ LCM - dự án vũ khí do chính Đức khởi xướng, đang thúc đẩy Berlin tìm giải pháp thay thế đó là mua Tomahawk từ Mỹ trong phiên bản Typhon.

Mặc dù Đức không chỉ là một trong những nước sáng lập Dự án ELSA (European Long Strike Approach) của châu Âu nhằm chế tạo tên lửa tầm xa, mà còn là quốc gia khởi xướng chương trình, nhưng quan điểm của họ đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua.

Mặc dù Đức không chỉ là một trong những nước sáng lập Dự án ELSA (European Long Strike Approach) của châu Âu nhằm chế tạo tên lửa tầm xa, mà còn là quốc gia khởi xướng chương trình, nhưng quan điểm của họ đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua.

Theo thông báo, phạm vi tấn công mong muốn của tên lửa hành trình mới do châu Âu chế tạo phải là 2.000 km, tuy vậy thông số nói trên bị xem là còn nhiều nghi ngờ, chưa có gì đảm bảo.

Theo thông báo, phạm vi tấn công mong muốn của tên lửa hành trình mới do châu Âu chế tạo phải là 2.000 km, tuy vậy thông số nói trên bị xem là còn nhiều nghi ngờ, chưa có gì đảm bảo.

Tạp chí Hartpunkt của Đức trích dẫn nguồn tin riêng lưu ý rằng Bộ Quốc phòng nước này hiện đang nghiên cứu và thảo luận về khả năng mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nhằm sớm có công cụ răn đe Nga trong tình hình nóng bỏng hiện nay.

Tạp chí Hartpunkt của Đức trích dẫn nguồn tin riêng lưu ý rằng Bộ Quốc phòng nước này hiện đang nghiên cứu và thảo luận về khả năng mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nhằm sớm có công cụ răn đe Nga trong tình hình nóng bỏng hiện nay.

Bên cạnh đó, tờ báo cũng nhắc đến một vài phương án khả thi, điển hình như tên lửa hành trình Land Cruise Missile của Tập đoàn MDBA sẽ dựa trên nguyên mẫu MdCN của Pháp (Missile de Croisìere Naval, tiếng Anh là NCM - Naval Cruise Missile).

Bên cạnh đó, tờ báo cũng nhắc đến một vài phương án khả thi, điển hình như tên lửa hành trình Land Cruise Missile của Tập đoàn MDBA sẽ dựa trên nguyên mẫu MdCN của Pháp (Missile de Croisìere Naval, tiếng Anh là NCM - Naval Cruise Missile).

Nhưng tầm bắn của tên lửa MdCN chỉ là 1.000 km, mới được một nửa yêu cầu, hơn nữa như tờ Hartpunkt lưu ý, quá trình phát triển vẫn chưa hoàn thành, cho nên có lý do để hoài nghi về khả năng vũ khí trên sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong thập kỷ này.

Nhưng tầm bắn của tên lửa MdCN chỉ là 1.000 km, mới được một nửa yêu cầu, hơn nữa như tờ Hartpunkt lưu ý, quá trình phát triển vẫn chưa hoàn thành, cho nên có lý do để hoài nghi về khả năng vũ khí trên sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong thập kỷ này.

Ngoài ra cần lưu ý rằng mặc dù đã mua F-35 kèm tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER, tình hình vẫn không có thay đổi đáng kể, bởi vì phạm vi của vũ khí trên cũng vào khoảng 1.000 km và phải mất nhiều năm nữa tiêm kích thế hệ thứ năm của Đức mới chính thức hoạt động.

Ngoài ra cần lưu ý rằng mặc dù đã mua F-35 kèm tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER, tình hình vẫn không có thay đổi đáng kể, bởi vì phạm vi của vũ khí trên cũng vào khoảng 1.000 km và phải mất nhiều năm nữa tiêm kích thế hệ thứ năm của Đức mới chính thức hoạt động.

Mọi thứ cũng không khả quan hơn đối với vũ khí tấn công tầm xa duy nhất hiện tại của Đức - tên lửa hành trình Taurus KEDP 350. Mặc dù có lời đồn về việc tạo ra phiên bản Taurus Neo thế hệ mới, mọi thứ đã kết thúc với việc duy trì các tên lửa hiện có cho đến năm 2045.

Mọi thứ cũng không khả quan hơn đối với vũ khí tấn công tầm xa duy nhất hiện tại của Đức - tên lửa hành trình Taurus KEDP 350. Mặc dù có lời đồn về việc tạo ra phiên bản Taurus Neo thế hệ mới, mọi thứ đã kết thúc với việc duy trì các tên lửa hiện có cho đến năm 2045.

Ngay cả khi Taurus Neo được nối lại việc nghiên cứu, điều này sẽ không mang lại tác động gì lớn, khi loại đạn này dự kiến phải sớm nhất tới năm 2029 mới có thể cung cấp cho Quân đội Đức, tức là tồn tại khoảng trống lớn trong khoảng thời gian chờ đợi.

Ngay cả khi Taurus Neo được nối lại việc nghiên cứu, điều này sẽ không mang lại tác động gì lớn, khi loại đạn này dự kiến phải sớm nhất tới năm 2029 mới có thể cung cấp cho Quân đội Đức, tức là tồn tại khoảng trống lớn trong khoảng thời gian chờ đợi.

Sau đó khá lâu, dự kiến vào giữa thập niên 2030, Đức hy vọng sẽ được trang bị một loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi 3SM Tyrfing với tốc độ bay siêu thanh và tấn công được mục tiêu trên mặt đất.

Sau đó khá lâu, dự kiến vào giữa thập niên 2030, Đức hy vọng sẽ được trang bị một loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi 3SM Tyrfing với tốc độ bay siêu thanh và tấn công được mục tiêu trên mặt đất.

Tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển vũ khí nói trên là Tập đoàn Diehl Defense cùng chi nhánh MBDA Deutschland, hai bên đang hợp tác với Công ty Kongsberg của Na Uy. Vũ khí hiện có trên tàu chiến Đức là tên lửa RBS-15, đang được thay thế bằng NSM tầm bắn 180 km.

Tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển vũ khí nói trên là Tập đoàn Diehl Defense cùng chi nhánh MBDA Deutschland, hai bên đang hợp tác với Công ty Kongsberg của Na Uy. Vũ khí hiện có trên tàu chiến Đức là tên lửa RBS-15, đang được thay thế bằng NSM tầm bắn 180 km.

Cần lưu ý rằng nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế cũng như các kế hoạch hiện tại, thì việc mua tên lửa Tomahawk chế tạo sẵn gần như là lựa chọn khả thi duy nhất đối với Đức, khi đáp ứng yêu cầu về tầm bắn cũng như một số tính năng đặc biệt.

Cần lưu ý rằng nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế cũng như các kế hoạch hiện tại, thì việc mua tên lửa Tomahawk chế tạo sẵn gần như là lựa chọn khả thi duy nhất đối với Đức, khi đáp ứng yêu cầu về tầm bắn cũng như một số tính năng đặc biệt.

Đặc biệt, gần đây Mỹ đã "cởi mở" hơn nhiều trong việc xuất khẩu tên lửa Tomahawk, nếu trước đây chỉ có Anh sở hữu vũ khí này thì vào tháng 12/2024 đã có thêm Australia và sắp tới là Nhật Bản, thực tế trên càng củng cố quyết tâm của Đức.

Đặc biệt, gần đây Mỹ đã "cởi mở" hơn nhiều trong việc xuất khẩu tên lửa Tomahawk, nếu trước đây chỉ có Anh sở hữu vũ khí này thì vào tháng 12/2024 đã có thêm Australia và sắp tới là Nhật Bản, thực tế trên càng củng cố quyết tâm của Đức.

Việt Dũng

Theo Hartpunkt

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/duc-khong-tin-ten-lua-hanh-trinh-chau-au-va-muon-mua-tomahawk-de-ran-de-nga-post604150.antd
Zalo