Dự kiến tên gọi và trung tâm của 45 đơn vị hành chính cấp xã ở Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận thông báo danh sách dự kiến tên gọi các xã, phường, đặc khu và trung tâm hành chính của 45 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 17-4, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có thông báo danh sách dự kiến tên gọi các xã, phường, đặc khu và trung tâm hành chính của 45 đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đó, từ 121 đơn vị hành chính cấp xã giảm còn 45 đơn vị với tỷ lệ giảm 62,8%. Dưới đây là 45 đơn vị hành chính mới sau sáp nhập:

Tháp nước Phan Thiết, biểu tượng của tỉnh Bình Thuận.
1. Sáp nhập xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Hảo có tên gọi là xã Vĩnh Hảo, trung tâm hành chính – chính trị (Trung tâm) đặt tại xã Vĩnh Hảo.
2. Sáp nhập xã Phước Thể, xã Phú Lạc, thị trấn Liên Hương và xã Bình Thạnh có tên gọi là xã Liên Hương, trung tâm đặt tại thị trấn Liên Hương, có diện tích tự nhiên 128,23 km2 và quy mô dân số 70.737 người.
3. Sáp nhập xã Phan Dũng, xã Phong Phú (sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 7 km2, quy mô dân số 1.078 người của thôn Nha Mé thuộc xã Phong Phú cho xã Chí Công) có tên là xã Tuy Phong, trung tâm đặt tại xã Phong Phú.
4. Sáp nhập thị trấn Phan Rí Cửa, xã Hòa Minh và xã Chí Công (bao gồm một phần diện tích tự nhiên 7 km2, quy mô dân số 1.078 người của thôn Nha Mé thuộc xã Phong Phú) có tên là xã Phan Rí Cửa, trung tâm đặt tại thị trấn Phan Rí Cửa.
5. Sáp nhập xã Phan Hòa, xã Phan Hiệp, xã Phan Rí Thành và thị trấn Chợ Lầu có tên gọi là xã Bắc Bình, trung tâm đặt tại thị trấn Chợ Lầu.
6. Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 2,1 km2 của xã Hòa Thắng nhập vào xã Hồng Thái để sáp nhập với xã Phan Thanh có tên gọi là xã Hồng Thái, trung tâm đặt tại xã Hồng Thái.

Đồi cát xã Hòa Thắng.
7. Sáp nhập xã Hải Ninh, xã Bình An và xã Phan Điền thành có tên gọi là xã Hải Ninh, trung tâm đặt tại xã Hải Ninh.
8. Sáp nhập xã Phan Sơn và xã Phan Lâm có tên gọi là xã Phan Sơn, trung tâm đặt tại xã Phan Sơn.
9. Sáp nhập xã Sông Lũy, xã Phan Tiến và xã Bình Tân tên gọi là xã Sông Lũy, trung tâm đặt tại xã Sông Lũy.
10. Sáp nhập xã Sông Bình và thị trấn Lương Sơn có tên gọi là xã Lương Sơn, trung tâm đặt tại thị trấn Lương Sơn.
11. Sáp nhập xã Hòa Thắng và xã Hồng Phong có tên gọi là xã Hòa Thắng, trung tâm đặt tại xã Hòa Thắng.
12. Sáp nhập xã Đông Tiến và xã Đông Giang có tên gọi là xã Đông Giang, trung tâm đặt tại xã Đông Giang.
13. Sáp nhập xã Đa Mi và xã La Dạ có tên gọi là xã La Dạ, trung tâm đặt tại xã La Dạ.
14. Sáp nhập xã Thuận Hòa, xã Hàm Trí và xã Hàm Phú có tên gọi là xã Hàm Thuận Bắc, trung tâm đặt tại xã Hàm Trí.
15. Sáp nhập xã Thuận Minh, thị trấn Ma Lâm và xã Hàm Đức có tên gọi là xã Hàm Thuận, trung tâm đặt tại thị trấn Ma Lâm.
16. Sáp nhập xã Hồng Liêm và xã Hồng Sơn có tên gọi là xã Hồng Sơn, trung tâm đặt tại xã Hồng Sơn.
17. Sáp nhập xã Hàm Liêm và xã Hàm Chính có tên gọi là xã Hàm Liêm, trung tâm đặt tại xã Hàm Liêm.
18. Sáp nhập thị trấn Phú Long, xã Hàm Thắng và phường Xuân An có tên gọi là phường Hàm Thắng, trung tâm đặt tại phường Xuân An.
19. Sáp nhập xã Hàm Hiệp, xã Phong Nẫm và phường Phú Tài có tên gọi là phường Bình Thuận, trung tâm đặt tại xã Phong Nẫm.
20. Sáp nhập phường Mũi Né, xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến tên gọi là phường Mũi Né, trung tâm đặt tại phường Hàm Tiến.

Làng chài Mũi Né.
21. Sáp nhập phường Thanh Hải, phường Phú Thủy và phường Phú Hài có tên gọi là phường Phú Thủy, trung tâm đặt tại phường Phú Thủy.
22. Sáp nhập phường Phú Trinh, phường Lạc Đạo và phường Bình Hưng có tên gọi là phường Phan Thiết, trung tâm đặt tại phường Lạc Đạo.
23. Sáp nhập phường Đức Long và xã Tiến Thành thành có tên gọi là phường Tiến Thành, trung tâm đặt tại phường Đức Long.
24. Sáp nhập xã Tiến Lợi và xã Hàm Mỹ tên gọi là xã Tuyên Quang, trung tâm đặt tại xã Tiến Lợi.
25. Sáp nhập xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần và xã Hàm Thạnh có tên gọi là xã Hàm Thạnh, trung tâm đặt tại xã Hàm Thạnh.
26. Sáp nhập xã Mương Mán, xã Hàm Kiệm và xã Hàm Cường có tên gọi là xã Hàm Kiệm, trung tâm đặt tại xã Hàm Kiệm.
27. Sáp nhập xã Thuận Quý, xã Tân Thành và xã Tân Thuận có tên gọi là xã Tân Thành, trung tâm đặt tại xã Tân Thành.

Hải đăng Kê Gà, xã Tân Thành.
28. Sáp nhập thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Minh có tên gọi là xã Hàm Thuận Nam, trung tâm đặt tại thị trấn Thuận Nam.
29. Sáp nhập xã Tân Lập và xã Sông Phan có tên gọi là xã Tân Lập, trung tâm hành chính đặt tại xã Tân Lập.
30. Sáp nhập xã Tân Đức, thị trấn Tân Minh và xã Tân Phúc có tên gọi là xã Tân Minh, trung tâm đặt tại thị trấn Tân Minh.
31. Sáp nhập thị trấn Tân Nghĩa, xã Tân Hà và xã Tân Xuân có tên gọi là xã Hàm Tân, trung tâm đặt tại thị trấn Tân Nghĩa.
32. Sáp nhập xã Tân Thắng, xã Thắng Hải và xã Sơn Mỹ có tên gọi là xã Sơn Mỹ, trung tâm đặt tại xã Sơn Mỹ.
33. Sáp nhập phường Tân An, phường Tân Thiện, xã Tân Bình và phường Bình Tân có tên gọi là phường La Gi, trung tâm đặt tại phường Tân An.
34. Sáp nhập phường Phước Hội, phường Phước Lộc và xã Tân Phước có tên gọi là phường Phước Hội, trung tâm đặt tại phường Phước Hội.

Đường Hàm Kiệm - Tiến Thành.
35. Sáp nhập xã Tân Hải và xã Tân Tiến có tên gọi là xã Tân Hải, trung tâm đặt tại xã Tân Tiến.
36. Sáp nhập xã Đức Phú và xã Nghị Đức có tên gọi là xã Nghị Đức, trung tâm đặt tại xã Nghị Đức.
37. Sáp nhập xã Măng Tố và xã Bắc Ruộng có tên gọi là xã Bắc Ruộng, trung tâm đặt tại xã Bắc Ruộng.
38. Sáp nhập xã Huy Khiêm, xã Đồng Kho, xã La Ngâu và xã Đức Bình có tên gọi là xã Đồng Kho, trung tâm đặt tại xã Đồng Kho.
39. Sáp nhập xã Gia An, thị trấn Lạc Tánh và xã Đức Thuận có tên gọi là xã Tánh Linh, trung tâm đặt tại thị trấn Lạc Tánh.
40. Sáp nhập xã Suối Kiết và xã Gia Huynh có tên gọi là xã Suối Kiết, trung tâm tại xã Suối Kiết.
41. Sáp nhập xã Mê Pu, xã Sùng Nhơn và xã Đa Kai có tên gọi là xã Nam Thành, trung tâm đặt tại xã Sùng Nhơn.
42. Sáp nhập xã Nam Chính, thị trấn Võ Xu và xã Vũ Hòa tên gọi là xã Đức Linh, trung tâm đặt tại thị trấn Võ Xu.
43. Sáp nhập xã Đức Tín, thị trấn Đức Tài và xã Đức Hạnh có tên gọi là xã Hoài Đức, trung tâm đặt tại thị trấn Đức Tài.
44. Sáp nhập xã Đông Hà, xã Trà Tân và xã Tân Hà có tên gọi là xã Trà Tân, trung tâm đặt tại xã Trà Tân.
45. Thành lập đặc khu Phú Quý trên cơ sở sáp nhập xã Long Hải, xã Ngũ Phụng và xã Tam Thanh, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại xã Ngũ Phụng, có diện tích tự nhiên 18,02 km2 và quy mô dân số 32.268 người.