Dropbox ra mắt bộ công cụ thúc đẩy sáng tạo nội dung
Dropbox ra mắt ứng dụng Replay tại Việt Nam, trao quyền cho đội ngũ sáng tạo, thúc đẩy phát triển nền kinh tế sáng tạo. Đây là một công cụ biên tập video giúp đơn giản hóa quá trình phản hồi và tăng tốc quy trình sản xuất nội dung, thúc đẩy sự hợp tác liền mạch.
Hôm nay 18-9, Dropbox - nền tảng cho phép lưu trữ, sắp xếp tài liệu, chính thức phát hành ứng dụng Dropbox Replay tại Việt Nam. Đây là bộ công cụ sáng tạo được thiết kế để tối ưu hóa quy trình phản hồi, đơn giản hóa quản lý nội dung và trao quyền cho đội ngũ sáng tạo, giúp họ nâng cao năng lực hợp tác.
Bộ công cụ Dropbox Repaly chuyên hỗ trợ giải quyết những thách thức thường gặp trong quá trình sản xuất, chỉnh sửa video và âm thanh, mang đến một giải pháp toàn diện và liền mạch giúp nâng cao quy trình sản xuất video cũng như tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Theo ông Jaeyong Shin, Giám đốc kinh doanh thị trường Việt Nam, việc công bố Dropbox Replay hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Việt Nam tập trung vào phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan tới sáng tạo nội dung trong nước. Và với việc phát hành bộ công cụ này, Dropbox kỳ vọng mang đến giải pháp đột phá, giúp các nhà sáng tạo Việt góp phần hiện thực hóa tầm nhìn này.
Cụ thể, Dropbox Replay được trang bị một loạt tính năng đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu của đội ngũ sáng tạo. Trong đó, phải kể đến quy trình phản hồi và đánh giá liền mạch, cho phép các thành viên trong nhóm dễ dàng đánh giá và phản hồi trực tiếp trên video, hình ảnh và tập tin âm thanh ngay trên nền tảng Dropbox. Với tính năng ghi chú và đánh dấu trực tiếp, cộng tác viên có thể thêm bình luận, chú thích, cũng như đánh dấu trực tiếp lên nội dung, hỗ trợ giao tiếp và phản hồi tức thời. Tính năng tùy chỉnh hình mờ (watermark) linh hoạt nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhà sáng tạo với tính năng cá nhân hóa hình mờ, cho phép nhà sáng tạo chèn những thông tin mang dấu ấn riêng vào video chia sẻ…
Dropbox có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, hiện nền tảng này có hơn 700 triệu người dùng tại 180 quốc gia.