Đóng tàu Việt Nam với khát vọng vươn ra biển lớn
'Xanh hóa' là xu hướng ngành hàng hải toàn cầu đang hướng tới. Vượt qua sóng gió, ngành đóng tàu Việt Nam đang nỗ lực, chủ động chuyển mình, định vị lại vị thế. Giữa khó khăn, vẫn có những người thợ kiên trì bám trụ trong các nhà máy đóng tàu ở Quảng Ninh, Hải Phòng... để giữ nghề, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và khát vọng vươn ra biển lớn trong Kỷ nguyên của đại dương.

Phân xưởng tại công ty đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng).

Quy trình đóng tàu được bắt đầu bằng lễ cắt tôn, những tấm thép cán nóng đặc chủng, khổ rộng khoảng hơn 3m, dài chừng 12m, chuyên dụng cho đóng tàu.

Công nhân được trang bị bảo hộ nhằm tránh khói bụi và nắng nóng.

Đối với đóng tàu lớn, mỗi bộ phận, mỗi phân xưởng làm một phần độc lập, làm đến đâu hoàn thiện đến đó.

Tiếng máy hàn, máy cắt CNC trộn lẫn thanh âm của sắt thép, tạo nên một khung cảnh công nghiệp hết sức rộn rã.

Không khí lao động hăng say tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng).

Không quản vất vả, công nhân đóng tàu luôn cố gắng hoàn thành công việc với mục tiêu chất lượng lên hàng đầu.

Hơn 20 năm hợp tác với liên doanh với Tập đoàn Damen, Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm duy trì lượng công việc khá ổn định với các sản phẩm nổi bật như tàu kéo, tàu công trình, tàu phục vụ khai thác, vận chuyển dầu khí,... giúp công ty chưa khi nào phải ngừng tiếng máy trong công xưởng.

Bên cạnh đó, nhà máy luôn áp dụng công nghệ mới để tăng hiệu quả trong công việc.

Công việc hoàn thiện ngoài vỏ tàu nhà máy đóng tàu Nam Triệu ( Hải Phòng).

Kỹ sư, công nhân của Việt Nam và nước ngoài đang hoàn thiện những công việc cuối cùng ở bên trong con tàu.

Với những nỗ lực của ngành đóng tàu Việt Nam đã giúp Việt Nam lọt Top 7 cường quốc đóng tàu toàn cầu, trở thành “thế lực không thể xem thường”.