Dòng chảy thời gian giữa lòng phố cổ Hà Nội

Triển lãm 'T.h.ờ.i g.i.a.n' đánh dấu sự kết hợp giữa họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê, giới thiệu hàng loạt tác phẩm trừu tượng nổi bật.

 Trong ánh nắng chiều đông, triển lãm T.h.ờ.i g.i.a.n diễn ra tại phố cổ Hà Nội. Triển lãm đánh dấu sự kết hợp giữa họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê. Với 80 tác phẩm trừu tượng, Trần Nhật Thăng tái hiện thế giới tinh thần tự do và phóng khoáng của mình, nơi anh “nhìn vào lòng mình để vẽ”.

Trong ánh nắng chiều đông, triển lãm T.h.ờ.i g.i.a.n diễn ra tại phố cổ Hà Nội. Triển lãm đánh dấu sự kết hợp giữa họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê. Với 80 tác phẩm trừu tượng, Trần Nhật Thăng tái hiện thế giới tinh thần tự do và phóng khoáng của mình, nơi anh “nhìn vào lòng mình để vẽ”.

 Những được mất của cuộc đời, những cảm kích trước dòng chảy thời gian đều được họa sĩ đón nhận bằng đôi mắt bình thản và tự tại. Qua đó, người xem nhận ra rằng thời gian không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là nơi an trú bao dung, không phán xét, luôn rộng mở cho mọi giấc mơ, dù nhỏ bé hay điên cuồng.

Những được mất của cuộc đời, những cảm kích trước dòng chảy thời gian đều được họa sĩ đón nhận bằng đôi mắt bình thản và tự tại. Qua đó, người xem nhận ra rằng thời gian không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là nơi an trú bao dung, không phán xét, luôn rộng mở cho mọi giấc mơ, dù nhỏ bé hay điên cuồng.

 Sự kết hợp giữa hội họa và thiết kế ở T.h.ờ.i g.i.a.n như một cuộc đối thoại giữa di sản kiến trúc dân gian và sáng tạo đương đại. Song hành cùng thế giới nội tâm của Trần Nhật Thăng là các bệ đỡ được kiến trúc sư Tùng Lê “thổi hồn” từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa. Các sáng tạo từ vật liệu gỗ sưu tầm trong các chuyến đi tới bản làng, vùng miền trên khắp đất nước.

Sự kết hợp giữa hội họa và thiết kế ở T.h.ờ.i g.i.a.n như một cuộc đối thoại giữa di sản kiến trúc dân gian và sáng tạo đương đại. Song hành cùng thế giới nội tâm của Trần Nhật Thăng là các bệ đỡ được kiến trúc sư Tùng Lê “thổi hồn” từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa. Các sáng tạo từ vật liệu gỗ sưu tầm trong các chuyến đi tới bản làng, vùng miền trên khắp đất nước.

 Những cột nhà, câu đầu hay mảnh gỗ có tuổi đời cả trăm năm được Tùng Lê “tái sinh”, thành khung đế trụ, phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ hoa văn vân mây. Trong các hoa văn mây cổ, cha ông ta gửi gắm niềm tin, ước vọng và lòng tôn kính vĩnh hằng về sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Những bệ đỡ thời gian, vừa tĩnh tại, bền vững, vừa tôn vinh tinh thần phóng khoáng của các tác phẩm Trần Nhật Thăng.

Những cột nhà, câu đầu hay mảnh gỗ có tuổi đời cả trăm năm được Tùng Lê “tái sinh”, thành khung đế trụ, phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ hoa văn vân mây. Trong các hoa văn mây cổ, cha ông ta gửi gắm niềm tin, ước vọng và lòng tôn kính vĩnh hằng về sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Những bệ đỡ thời gian, vừa tĩnh tại, bền vững, vừa tôn vinh tinh thần phóng khoáng của các tác phẩm Trần Nhật Thăng.

 Sinh năm 1972, Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa Hậu Đổi mới tại Việt Nam. Anh nổi bật với phong cách kết hợp giữa thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, với 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong và ngoài nước. Các tác phẩm của anh được sở hữu bởi nhiều bộ sưu tập tư nhân và tổ chức nghệ thuật tại châu Âu, châu Á và Mỹ.

Sinh năm 1972, Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa Hậu Đổi mới tại Việt Nam. Anh nổi bật với phong cách kết hợp giữa thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, với 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong và ngoài nước. Các tác phẩm của anh được sở hữu bởi nhiều bộ sưu tập tư nhân và tổ chức nghệ thuật tại châu Âu, châu Á và Mỹ.

 Cuộc đời con người “có mấy lần mười năm”, thế nhưng 30 năm làm nghề, Trần Nhật Thăng luôn trung thành với những ý niệm về abstraction (phép trừu tượng) và metaphor (phép ẩn dụ), để kể câu chuyện cá nhân qua những ý niệm và nghiệm sinh của bản thân. T.h.ờ.i g.i.a.n đối với tác giả cũng vậy, là giấc mơ, là sự an trú, tạm đúc kết dưới một “hành trình tu thân”. Trần Nhật Thăng khám phá, đối thoại với thời gian bằng cách vẽ không hình không tướng, bằng sự tĩnh lặng trong tâm tưởng.

Cuộc đời con người “có mấy lần mười năm”, thế nhưng 30 năm làm nghề, Trần Nhật Thăng luôn trung thành với những ý niệm về abstraction (phép trừu tượng) và metaphor (phép ẩn dụ), để kể câu chuyện cá nhân qua những ý niệm và nghiệm sinh của bản thân. T.h.ờ.i g.i.a.n đối với tác giả cũng vậy, là giấc mơ, là sự an trú, tạm đúc kết dưới một “hành trình tu thân”. Trần Nhật Thăng khám phá, đối thoại với thời gian bằng cách vẽ không hình không tướng, bằng sự tĩnh lặng trong tâm tưởng.

 Trong khi đó, Tùng Lê là một kiến trúc sư tâm huyết, góp phần kiến tạo nên những công trình đậm nét di sản trên khắp mọi miền đất nước. Với hơn 20 năm xách balo lên và đi, qua từng chuyến phượt và cuộc dạo chơi, rong ruổi cắm trại Bắc - Nam, những tinh hoa của quê hương, từ cảnh sắc thiên nhiên phong phú đến sự thân tình của con người, đã ghi dấu trong anh rõ nét, trở thành nguồn cảm hứng giúp Tùng Lê phát triển triết lý thiết kế độc đáo, kết nối truyền thống và hiện đại, biến mỗi món đồ gỗ, vật liệu bản địa thành tác phẩm nội thất đầy cảm xúc.

Trong khi đó, Tùng Lê là một kiến trúc sư tâm huyết, góp phần kiến tạo nên những công trình đậm nét di sản trên khắp mọi miền đất nước. Với hơn 20 năm xách balo lên và đi, qua từng chuyến phượt và cuộc dạo chơi, rong ruổi cắm trại Bắc - Nam, những tinh hoa của quê hương, từ cảnh sắc thiên nhiên phong phú đến sự thân tình của con người, đã ghi dấu trong anh rõ nét, trở thành nguồn cảm hứng giúp Tùng Lê phát triển triết lý thiết kế độc đáo, kết nối truyền thống và hiện đại, biến mỗi món đồ gỗ, vật liệu bản địa thành tác phẩm nội thất đầy cảm xúc.

 Triển lãm T.h.ờ.i g.i.a.n diễn ra từ ngày 20/12 đến ngày 27/12, trong không gian Green Palm Gallery (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mở ra không gian nghệ thuật ấn tượng trong lòng phố cổ Hà Nội.

Triển lãm T.h.ờ.i g.i.a.n diễn ra từ ngày 20/12 đến ngày 27/12, trong không gian Green Palm Gallery (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mở ra không gian nghệ thuật ấn tượng trong lòng phố cổ Hà Nội.

Linh Vũ - Thế Bằng

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dong-chay-thoi-gian-giua-long-pho-co-ha-noi-post1519598.html
Zalo