Đồng bộ giải pháp thực hiện công tác dân số và phát triển

Năm 2024, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 (Chỉ thị số 12), trọng tâm là xây dựng các biện pháp, hình thức xử lý trường hợp vi phạm chính sách dân số (DS), sinh con thứ 3 trở lên, góp phần đạt mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 56/KH-UBND, ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đó là: Tiếp tục thực hiện giảm sinh, khẳng định đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa nhanh mức sinh chung của toàn tỉnh về mức sinh thay thế vào năm 2025.

Năm 2024, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 (Chỉ thị số 12), trọng tâm là xây dựng các biện pháp, hình thức xử lý trường hợp vi phạm chính sách dân số (DS), sinh con thứ 3 trở lên, góp phần đạt mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 56/KH-UBND, ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đó là: Tiếp tục thực hiện giảm sinh, khẳng định đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa nhanh mức sinh chung của toàn tỉnh về mức sinh thay thế vào năm 2025.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chí Đạo (Lạc Sơn) tổ chức hội thi văn nghệ, trình diễn trang phục và truyền thông về công tác dân số.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chí Đạo (Lạc Sơn) tổ chức hội thi văn nghệ, trình diễn trang phục và truyền thông về công tác dân số.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh cho biết: Trong 3 năm qua, triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác dân số và phát triển (DS&PT) tỉnh đã thành lập 2 đoàn kiểm tra, đánh giá liên ngành, tổ chức 2 đợt trong 2 năm 2022 - 2023 đối với 8 BCĐ DS huyện, thành phố; 4 sở, ngành và một số đơn vị trực thuộc sở, ngành; 14 BCĐ DS xã; 42 thôn. Trước đó, các BCĐ công tác DS&PT huyện, thành phố đã tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá đối với BCĐ DS các xã, phường, thị trấn. Năm 2024 tổ chức 10 hội thảo tại các huyện, thành phố với sự tham gia của 401 đại biểu. Các hội thảo tập trung thảo luận về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc đưa nội dung chính sách DS vào hương ước, quy ước của thôn, xóm; phối hợp tổ chức 12 hội nghị điểm tại các xã và triển khai thí điểm xây dựng các biện pháp cụ thể để xử lý vi phạm chính sách DS sinh con thứ 3 trở lên. Cùng với đó triển khai Hướng dẫn số 207 về xây dựng biện pháp xử lý vi phạm chính sách DS, giúp các địa phương cụ thể hóa nội dung vào hương ước, quy ước và nội quy cơ quan, tổ chức…

Dù đạt được nhiều kết quả, việc thực hiện Chỉ thị số 12 vẫn đối mặt với một số khó khăn như: Ở một số địa phương, quan niệm phải có con trai vẫn ăn sâu, dẫn đến việc nhiều gia đình cố tình sinh con thứ 3; một số quy định trong hương ước, quy ước còn chung chung, thiếu tính răn đe. Việc không áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt vật chất cũng là rào cản trong việc xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở gặp khó khăn, lúng túng trong việc đề ra các biện pháp xử lý vi phạm chính sách DS - KHHGĐ do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, chưa tiếp cận và nghiên cứu sâu các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, BCĐ công tác DS&PT tỉnh đã có những giải pháp và cách làm sáng tạo. Tại các hội thảo, nhiều giải pháp được đề xuất, tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách DS như: có cơ chế xử lý vi phạm (không xét danh hiệu gia đình văn hóa, tập thể văn hóa đối với trường hợp vi phạm); đánh giá cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm khi vi phạm chính sách DS; kéo dài thời gian nâng lương hoặc không xét khen thưởng với trường hợp vi phạm. Ở một số địa phương áp dụng biện pháp tự nguyện (đóng góp quỹ xây dựng công trình phúc lợi). Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, giảm tư tưởng trọng nam khinh nữ; tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo, hội thi về chính sách DS, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết thêm: Từ việc tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai tốt Chỉ thị số 12 và các văn bản liên quan, công tác giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã đạt được kết quả nhất định. Sau 10 năm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên luôn tăng, từ 5,6% năm 2012 lên 18,1% năm 2022; tháng 8/2021 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12, với gần 3 năm tích cực thực hiện Chỉ thị, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang có xu hướng giảm: năm 2023 là 17,2%, giảm 0,9%; năm 2024 là 17%, giảm 0,2%. Từ đó, góp phần tích cực giảm số con trung bình của một cặp vợ chồng từ 2,34 con năm 2019 còn 2,17 con năm 2023, ước đạt kế hoạch của tỉnh giao vào năm 2025 là 2,10 con. Tuy nhiên, để đạt và duy trì được mức sinh thay thế, tỉnh cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về tăng cường truyền thông, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức cộng đồng.

Hồng Duyên

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/196708/dong-bo-giai-phap-thuc-hien-cong-tac-dan-so-va-phat-trien.htm
Zalo