10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%.

 Thương mại điện tử trong nước tăng trưởng mạnh mẽ

Thương mại điện tử trong nước tăng trưởng mạnh mẽ

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024 gồm:

1. Năm đột phá trong công tác tham mưu chính sách

Năm 2024 là năm đột phá trong công tác tham mưu chính sách với hàng loạt Luật, Nghị định, Thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, tạo đột phá chiến lược cho phát triển năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

2. Kỳ tích của những công trình trọng điểm

Đường dây 500 kV mạch 3 với loạt kỷ lục về thời gian thi công, khối lượng công việc, huy động nguồn lực, cơ chế giải quyết vướng mắc; ngành Dầu khí hướng tới vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng doanh thu 2024; phát triển chuỗi dự án dầu khí và điện gió ngoài khơi cùng dấu ấn nhiều công trình năng lượng trọng điểm. Đây là những bước tiến quan trọng thể hiện tinh thần sáng tạo, đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nửa đầu năm 2024 Bộ Công Thương đã nhanh chóng xây dựng, tham vấn ý kiến, trình Chính phủ ban hành và ban hành Kế hoạch thực hiện 4 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Nửa đầu năm 2024 Bộ Công Thương đã nhanh chóng xây dựng, tham vấn ý kiến, trình Chính phủ ban hành và ban hành Kế hoạch thực hiện 4 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

3. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm 2024 đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hướng tới mốc 800 tỷ USD, tăng 15%, cao gần gấp 2,5 lần so với mục tiêu kế hoạch Chính phủ giao là khoảng 6%; trong đó xuất khẩu trên 400 tỷ USD, tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu ở mức cao, khoảng gần 25 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp.

Cả nước có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cả nước có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

4. Công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ

Sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,4%, cao hơn rất nhiều so với con số tăng trưởng 0,9% của cùng kỳ năm 2023, tạo động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng vĩ mô.

5. Đột phá khai mở những thị trường tiềm năng

Các thị trường ở Trung Đông, Châu Phi, Nam Âu và thị trường Halal với việc đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam – UAE (CEPA) được mở rộng, mở cánh cửa lớn triển vọng ký kết loạt FTA mới, mở rộng thêm xa lộ hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam.

6. Thương mại điện tử tăng trưởng 20%

Mặc dù kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức song thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Hiện quy mô thị trường thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị kinh tế số của cả nước và giúp Việt Nam lọt Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Công tác quản lý nhà nước ngày càng được chú trọng, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Công tác quản lý nhà nước ngày càng được chú trọng, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

7. Thị trường trong nước tăng trưởng vững chắc 9%

Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng 9% so với năm 2023, đạt mục tiêu kế hoạch ở mức cao. Tăng trưởng thị trường trong nước đã góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt, ổn định thị trường xăng dầu năm 2024 và tích cực chủ động tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý kinh doanh xăng dầu

Năm 2024 đánh dấu mốc 15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương giúp cho hàng Việt Nam, nhất là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng - những mặt hàng có thế mạnh - đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại.

8. Đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến thương mại

Việc đổi mới theo hướng đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và bền vững đã góp phần nâng giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới

9. Bảo vệ hàng hóa Việt Nam trên hành trình vươn ra thế giới

Phòng vệ thương mại tích cực, chủ động, vững chắc, xử lý thành công hầu hết vụ việc, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp nhiều ngành hàng giữ được thị trường xuất khẩu.

Bộ Công Thương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản nhiều cục, vụ chức năng và các trường, viện, đơn vị sự nghiệp

Bộ Công Thương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản nhiều cục, vụ chức năng và các trường, viện, đơn vị sự nghiệp

10. Chủ động, quyết liệt "tinh, gọn, mạnh" bộ máy

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" và phải được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Bộ Công Thương đã tiếp tục cơ cấu tại tổ chức, kết thúc hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường, chủ động đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ.

PV

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nam-2024-thi-truong-trong-nuoc-tang-truong-9-thuong-mai-dien-tu-tang-truong-20-20241223145741544.htm
Zalo