Độc lạ miền Tây: Làm hầm bắt cá ngày giáp Tết

Những ngày giáp Tết, khi nước bắt đầu cạn đồng ở vùng Cà Mau, cá từ đồng ruộng sẽ theo con nước vào ao, đìa để sống cho qua mùa hạn. Khi xưa, lú, lưới chưa thịnh hành, người dân vùng này sáng tạo ra cách làm hầm bắt cá. Giờ đây, cụm từ 'làm hầm bắt cá' cũng dần dần trở thành hoài niệm.

Huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) có 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt. Thông thường, từ khoảng tháng 10, 11 Âm lịch, nông dân bắt đầu rút nước cạn đồng để thu hoạch lúa. Cá cũng theo con nước vào ao, đìa để sống cho qua mùa hạn.

Huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) có 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt. Thông thường, từ khoảng tháng 10, 11 Âm lịch, nông dân bắt đầu rút nước cạn đồng để thu hoạch lúa. Cá cũng theo con nước vào ao, đìa để sống cho qua mùa hạn.

Từ xa xưa, người dân thu hoạch cá bằng nhiều cách như tát đìa, mò cá... nhưng làm hầm bắt cá được xem là cách sáng tạo và thu hoạch được nhiều.

Từ xa xưa, người dân thu hoạch cá bằng nhiều cách như tát đìa, mò cá... nhưng làm hầm bắt cá được xem là cách sáng tạo và thu hoạch được nhiều.

Ông Nguyễn Hoàng Nam (68 tuổi, ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) cho hay, ngày xưa, khi lú, lưới chưa được thịnh hành nên người dân nghĩ ra cách làm hầm bắt cá. “Hồi đó, cá nhiều lắm, có khi một đêm bắt được cả chục ký. Còn giờ "vô mánh" lắm chỉ kiếm được khoảng vài ký, có đêm chỉ vài con”, ông Nam nói.

Ông Nguyễn Hoàng Nam (68 tuổi, ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) cho hay, ngày xưa, khi lú, lưới chưa được thịnh hành nên người dân nghĩ ra cách làm hầm bắt cá. “Hồi đó, cá nhiều lắm, có khi một đêm bắt được cả chục ký. Còn giờ "vô mánh" lắm chỉ kiếm được khoảng vài ký, có đêm chỉ vài con”, ông Nam nói.

Trước khi quyết định chọn họng ao hay họng đìa để đặt hầm bắt cá, nông dân thường sẽ chú ý đến đường đi của cá. Điều này quyết định phần lớn đến việc sau khi đặt hầm có “trúng cá” hay không.

Trước khi quyết định chọn họng ao hay họng đìa để đặt hầm bắt cá, nông dân thường sẽ chú ý đến đường đi của cá. Điều này quyết định phần lớn đến việc sau khi đặt hầm có “trúng cá” hay không.

“Làm hầm để bắt được cá lóc phải có kỹ thuật. Mặt hầm và mặt nước phải chênh lệch khoảng 2 tấc (20cm) nước, rồi làm đất cho bóng, che đậy kỹ càng. Cá thường bơi theo dòng chảy để tìm về nguồn nước trú ẩn. Thế nên khi bơi lên chỗ nước chảy sẽ lọt vào hầm”, anh Đặng Văn Trường (ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) chia sẻ.

“Làm hầm để bắt được cá lóc phải có kỹ thuật. Mặt hầm và mặt nước phải chênh lệch khoảng 2 tấc (20cm) nước, rồi làm đất cho bóng, che đậy kỹ càng. Cá thường bơi theo dòng chảy để tìm về nguồn nước trú ẩn. Thế nên khi bơi lên chỗ nước chảy sẽ lọt vào hầm”, anh Đặng Văn Trường (ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) chia sẻ.

Ngày nay, người nông dân dùng ống nhựa nhỏ từng giọt nước vào hầm để cá biết có nước mà lọt hầm.

Ngày nay, người nông dân dùng ống nhựa nhỏ từng giọt nước vào hầm để cá biết có nước mà lọt hầm.

Thông thường, những loại cá đồng có tập tính thích di chuyển như cá lóc, cá trê, cá rô… dễ “lọt hầm” nhất.

Thông thường, những loại cá đồng có tập tính thích di chuyển như cá lóc, cá trê, cá rô… dễ “lọt hầm” nhất.

Bà con lựa những con cá lớn làm khô, mắm để dự trữ ăn dần, đặc biệt trong dịp Tết. Riêng những con cá chưa lớn, người dân sẽ thả lại vào ao, đìa để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Bà con lựa những con cá lớn làm khô, mắm để dự trữ ăn dần, đặc biệt trong dịp Tết. Riêng những con cá chưa lớn, người dân sẽ thả lại vào ao, đìa để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

 Tát đìa xong, chủ đìa sẽ chọn cá lóc, cá rô to đem đi nướng trui bằng rơm đãi họ hàng, hàng xóm.

Tát đìa xong, chủ đìa sẽ chọn cá lóc, cá rô to đem đi nướng trui bằng rơm đãi họ hàng, hàng xóm.

Để dành những con cá lóc ngon dùng trong mâm cơm gia đình dịp Tết đến xuân về, người nông dân cho cá xuống ao để rọng (vèo) vào lú.

Để dành những con cá lóc ngon dùng trong mâm cơm gia đình dịp Tết đến xuân về, người nông dân cho cá xuống ao để rọng (vèo) vào lú.

Tân Lộc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-la-mien-tay-lam-ham-bat-ca-ngay-giap-tet-post1711124.tpo
Zalo