Độc đáo vùng làm muối trên đá

Trảng Muối 10 hecta nằm trên triền đá ở làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có niên đại 2.000 năm được phát hiện gần đây là chứng minh kỹ thuật làm muối của người Sa Huỳnh cổ.

Vùng đất Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi gắn với nền văn hóa trứ danh có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Nơi đây có những ngọn núi vươn ra biển tạo nên khung cảnh thơ mộng làm say lòng người.

Nhìn từ biển vào đất liền thấy những bãi bờ thơ mộng cùng núi non hùng vĩ đẹp tựa tranh vẽ. Trong đó có bãi đá gần làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) nổi chìm trong nước, chứa bao điều kỳ thú. Bãi đá được gọi là Trảng Muối, nằm giữa rừng xanh thẳm và biển cả bao la.

Trảng muối nằm giữa biển và núi. Khu vực này cách nơi cư trú của người Sa Huỳnh cổ khoảng 800m và cách nơi có mộ táng 500m.

Trảng muối nằm giữa biển và núi. Khu vực này cách nơi cư trú của người Sa Huỳnh cổ khoảng 800m và cách nơi có mộ táng 500m.

Nơi này, cách đây hàng nghìn năm, người Sa Huỳnh cổ tận dụng nền đá cùng nguồn nước biển sẵn có để làm muối sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khi triều cường lên, nước biển chảy vào các hồ chứa tự nhiên bên bờ biển. Ánh nắng làm cho nước trong hồ bốc hơi, tăng độ mặn của phần nước còn lại.

Sau đó người Sa Huỳnh cổ lấy nước trong hồ chứa đổ vào ruộng muối. Ruộng muối là các ô nhỏ trên mặt đá, vốn là những chỗ trũng tự nhiên hoặc được người dân dùng đất sét be bờ mà thành.

Khoảng 3 ngày sau, nước biển trong các ô đá bốc hơi kết tinh tạo muối trắng. Trung bình một ô đá thu được 2-3kg muối. Ước tính đồng muối cổ rộng khoảng 10 hecta, một bên giáp biển, một bên giáp núi và nằm trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh.

Tại đồng muối này, người Sa Huỳnh cổ tận dụng nền đá, nguồn nước biển sẵn có để làm muối.

Tại đồng muối này, người Sa Huỳnh cổ tận dụng nền đá, nguồn nước biển sẵn có để làm muối.

Đồng muối cách nơi cư trú của người Sa Huỳnh cổ 800m và cách khu vực mộ táng của người Sa Huỳnh khoảng 500m. Khi du khách đến làng Gò Cỏ sẽ có cơ hội tham quan nơi làm muối cổ xưa này.

"Nghe ông bà kể lại thì cách làm muối trên đá ở đây có từ lâu lắm rồi. Khi tôi còn nhỏ thì bà cố tôi cũng làm, rồi đến bà nội tôi. Sau này đến mẹ tôi và rồi đến tôi...", bà Bùi Thị Vân (làng Gò Cỏ) cho biết.

Người dân Gò Cỏ khéo léo chế sơ chế hải sản sau khi đánh bắt bằng cách cho muối vào nước rồi bắt lên chảo lớn, đun sôi. Cá cơm, cá nục được rửa sạch, xếp vào rổ tre rồi cho vào chảo luộc chín và nhấc ra để ráo nước.

Cá được xử lý theo cách nói trên, theo quang gánh của người dân Gò Cỏ đi bộ cả trăm cây số lên tận các huyện miền núi như Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi) nhưng vẫn không hư hỏng.

"Làm muối trên đá năng suất không cao nhưng bù lại muối rất tốt, để dành dùng trong gia đình, còn dư mới bán cho khách hàng. Muối này làm mắm cũng ngon lắm. Giờ có nhiều người mua với giá mỗi cân ba mươi ngàn nhưng không đủ muối để bán...", bà Vân cho hay.

Ruộng muối là các ô nhỏ trên mặt đá, những chỗ trũng tự nhiên hoặc được người dân dùng đất sét be bờ mà thành.

Ruộng muối là các ô nhỏ trên mặt đá, những chỗ trũng tự nhiên hoặc được người dân dùng đất sét be bờ mà thành.

Đến nay, người dân Gò Cỏ vẫn làm muối trên đá, tiếp nối truyền thống của cha ông.

Đến nay, người dân Gò Cỏ vẫn làm muối trên đá, tiếp nối truyền thống của cha ông.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi nhận định, cách làm muối trên đá ở Trảng Muối tương đồng với đồng muối cổ Dương Phố ở Hải Nam, Trung Quốc (niên đại khoảng 800 năm sau Công nguyên). Đây cũng là minh chứng nền văn hóa của người Việt cổ tồn tại song song và phát triển rực rỡ ở nhiều khía cạnh như nhiều nền văn minh khác trên thế giới.

"Làng muối Sa Huỳnh nằm trong không gian Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh và là thành tố không thể tách rời với nền văn hóa khảo cổ này. Truyền thống làm muối biển liên tục kéo dài từ Sa Huỳnh - Chămpa - Đại Việt không bị đứt quãng. Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch địa điểm Trảng Muối nằm trong Công viên Di sản văn hóa muối Sa Huỳnh", ông Khôi cho hay./.

Hương An

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/doc-dao-vung-lam-muoi-tren-da-20241120153318612.htm
Zalo